Phát hiện "gia đình" lưỡng cư dạng giun mới ở Ấn Độ

Các nhà khoa học vừa cho biết lần đầu tiên phát hiện một "gia đình" động vật lưỡng cư không chân mới, được đặt tên là Chikilidae (thuộc đại gia đình lưỡng cư dạng giun bí ẩn Caecilian) sống dưới lớp đất rừng ở đông bắc Ấn Độ.

Theo tờ BBC (Anh), Chikilidae là gia đình lưỡng cư không chân thứ 10 được phát hiện. Các nhà khoa học gọi chúng là lưỡng cư dạng giun bởi bề ngoài của chúng giống như giun đất.


Trứng nở trực tiếp thành con, không qua giai đoạn ấu trùng (nòng nọc)

Chúng rất khó bị phát hiện bởi sống trong lòng đất hoặc dưới lớp thảm lá rụng trong rừng. Nhưng không may, khu vực sinh sống của lưỡng cư dạng giun ở đông bắc Ấn Độ rất đông người và họ thường đốt rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp.

Tạp chí khoa học Mỹ Live Science cho biết con cái của loài động vật lưỡng cư dạng giun thường tạo những ổ trong lòng đất để nằm đẻ trứng. "Mẹ" lưỡng cư dạng giun sẽ cuộn mình xung quanh ổ trứng, ấp trứng, sau đó phôi hình thành và phát triển trong trứng từ 2-3 tháng rồi nở trực tiếp thành con. Trong khoảng thời gian này con cái nhịn ăn.


Ổ trứng lưỡng cư dạng giun. Phôi hình thành và phát triển trong trứng từ 2-3 tháng

Tiến sĩ SD Biju, người phát hiện "gia đình" động vật lưỡng cư mới, làm việc tại ĐH Delhi, Ấn Độ, cho biết thị lực Chikilidae yếu, xương đầu của chúng phát triển cứng, thích hợp cho việc đào đất. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để xác định tên loài cụ thể của chúng.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video