Phát hiện hài cốt nghi của Đức Phật ở Trung Quốc

Những chữ khắc trên một chiếc hòm tìm thấy ở ngôi làng tại Cam Túc, Trung Quốc, cho thấy hài cốt bên trong thuộc về Đức Phật.

Hài cốt hỏa táng nghi thuộc về Đức Phật hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama) được tìm thấy trong một chiếc hòm sứ ở huyện Kính Xuyên, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, cùng với hơn 260 tượng Phật, Live Science ngày 14/11 đưa tin.

Dòng chữ khắc trên hòm sứ viết: "Các nhà sư Vân Cương và Chấp Minh thuộc trường phái Pháp Hoa ở điện thờ Văn Thù Bồ Tát trong chùa Long Hưng tại Kinh Châu, thu thập hơn 2.000 viên xá lị cũng như răng và xương của Đức Phật và chôn cất ở phòng thờ trong điện vào ngày 22/6/1013".


Hòm sứ chứa hài cốt hỏa táng nghi thuộc về Đức Phật. (Ảnh: Chinese Cultural Relics).

Tại khu vực nơi tìm thấy hòm tro cốt và các bức tượng, nhóm khảo cổ còn phát hiện tàn tích của một kết cấu có thể thuộc phòng thờ.

Theo dòng chữ khắc, nhà sư Vân Cương và Chấp Minh mất hơn 20 năm để thu thập tro cốt của Đức Phật. "Để truyền bá Đạo Phật, họ muốn thu thập xá lị. Nhằm đạt mục tiêu này, cả hai nhà sư tuân theo những lời răn dạy trong Đạo Phật suốt hơn 20 năm. Họ nhận được xá lị từ những người quyên tặng, tình cờ tìm thấy hoặc mua từ nơi khác", dòng chữ khắc ghi lại.

Dòng chữ khắc không đề cập tới 260 bức tượng Phật chôn gần hài cốt. Các nhà khảo cổ không biết chắc những bức tượng có được chôn cùng thời gian với hài cốt hỏa táng hay không. Kết quả phát hiện được nhóm nghiên cứu, đứng đầu là nhà khảo cổ Hong Wu ở Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Cam Túc, công bố trong hai bài báo đăng trên tạp chí Chinese Cultural Relics.

Các nhà khảo cổ chưa đưa ra kết luận hài cốt trên có thực sự thuộc về Đức Phật, người viên tịch cách đây 2.500 năm hay không. Nhiều phát hiện khảo cổ trước đó ở Trung Quốc cũng hé lộ hài cốt với chữ khắc khẳng định đó là di thể của Đức Phật, bao gồm một hộp sọ tìm thấy trong một chiếc rương vàng ở Nam Ninh.

Các bức tượng cao tới hai mét được tạo ra trong khoảng thời gian giữa triều Bắc Ngụy (năm 386 - 534) và triều Tống (năm 960 - 1279). Trong suốt thời kỳ đó, Kính Xuyên là cửa ngõ giao thông ở đầu phía đông của Con đường Tơ lụa.

Những bức tượng mô tả Đức Phật, các Bồ Tát, La Hán và các vị thần. Một số bức tượng chỉ đặc tả phần đầu, trong khi số còn lại là tượng lớn cỡ người thật, nhiều bức thậm chí chạm khắc hình cá thể đang đứng trên bệ.

Những người dân làng ở địa phương phát hiện các bức tượng và tro cốt trong khi sửa đường vào tháng 12/2012. Nhóm khảo cổ của Hong Wu tiến hành khai quật toàn bộ số tượng và hòm chứa tro cốt trong năm sau đó.

Cập nhật: 16/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video