Phát hiện hang động sâu 50km trên Mặt Trăng

Hang động sâu hơn 50km được phát hiện trên Mặt Trăng có thể là căn cứ trú ẩn cho các phi hành gia trong tương lai.

Các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát hiện một hang động rộng lớn trên Mặt Trăng, có thể sử dụng làm căn cứ trú ẩn cho các phi hành gia khỏi những bức xạ nguy hiểm trong tương lai, NDTV hôm nay đưa tin.


Vệ tinh SELENE của Nhật Bản phát hiện một hang động lớn dưới khu vực đồi Marius. (Ảnh: Independent).

Vệ tinh thăm dò Mặt Trăng SELENE của Nhật Bản đã quan sát được một hang động có độ sâu khoảng 50km và rộng 100m trên bề mặt Mặt Trăng. Các nhà khoa học cho rằng nó có thể là một ống dung nham được hình thành do hoạt động của núi lửa khoảng 3,5 tỷ năm trước.

"Chúng ta từng biết về các ống dung nham trên bề mặt Mặt Trăng trước đây, nhưng đến tận bây giờ mới có thể xác nhận sự tồn tại của chúng", Junichi Haruyama, một nhà nghiên cứu tại JAXA cho biết.

Hang động ngầm được phát hiện nằm dưới khu vực đồi Marius. Theo các nhà khoa học, đây có thể trở thành nơi trú ẩn cho các phi hành gia khỏi những bức xạ nguy hiểm và sự sốc nhiệt lớn trên bề mặt Mặt Trăng.

Nhật Bản cũng tiết lộ kế hoạch đưa một phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản cho biết họ sẽ tham gia vào dự án xây dựng một trạm không gian trên quỹ đạo của Mặt Trăng do NASA dẫn đầu vào năm 2025, như một căn cứ để đưa con người tới sao Hỏa trong tương lai.

Cập nhật: 20/10/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video