Phát hiện hố đen "siêu khủng" lớn gấp 34 tỷ lần Mặt trời

Với khối lượng hiện nay, hố đen phát triển nhanh mới phát hiện cần ăn ngôi sao lớn cỡ Mặt Trời mỗi ngày, theo tính toán của các nhà nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho biết, hố đen mang tên J2157 lớn gấp 8.000 lần hố đen Sagittarius A* ở trung tâm dải Ngân Hà. So với J2157, Sagittarius A* chỉ lớn gấp 4 triệu lần Mặt Trời. Để phát triển tới kích thước như J2157, nó sẽ cần "nuốt chửng" khoảng 2/3 số sao trong dải Ngân Hà.


Mô phỏng hố đen ở thời kỳ sơ khai của vũ trụ. (Ảnh: ESO).

J2157 ở xa Trái đất đến mức ánh sáng từ chỗ của nó cần di chuyển hàng tỷ năm trước khi tới Trái đất. Kết quả là nhóm nghiên cứu chỉ có thể quan sát J2157 ở 1,2 tỷ năm tuổi, bằng gần 1/10 độ tuổi hiện nay của hố đen này. J2157 chỉ xếp sau hố đen lớn nhất mang tên Abell 85 với khối lượng bằng 40 tỷ Mặt trời.

Nhóm nghiên cứu ở ANU lần đầu tiên nhận dạng J2157 vào năm 2018. Họ tìm cách tính toán khối lượng của nó và công bố kết quả hôm 30/6 trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. "Chúng tôi biết đó là một hố đen siêu lớn khi nhận ra tốc độ phát triển cực nhanh của nó", tiến sĩ Dr Fuyan Bian, nhà thiên văn học ở Đài quan sát miền nam châu Âu (ESO), cho biết.

J2157 được kiểm tra qua Kính viễn vọng rất lớn của ESO ở Chile. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm hiểu làm cách nào hố đen có thể trở nên lớn như vậy trong thời kỳ sơ khai của vũ trụ.

Cập nhật: 02/07/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video