Phát hiện hộp sọ 5.000 năm tuổi của người đầu tiên từng nhiễm bệnh dịch hạch

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện một hộp sọ cổ xưa của nạn nhân đầu tiên trên thế giới bị chết vì bệnh dịch hạch. Theo dự đoán, người đàn ông này khoảng 20 tuổi và đã qua đời cách đây 5.000 năm.

Phân tích gene của xương đã phát hiện ra chủng vi khuẩn Yersinia pestis. Vi khuẩn hình que này là nguyên nhân gây ra các đợt bùng phát lây nhiễm lớn, một căn bệnh đáng sợ tấn công ở ba dạng: thể dịch hạch, thể nhiễm trùng huyết hoặc thể phổi gây ra "Cái chết Đen", quét qua châu Âu vào những năm 1300 và xóa sổ khoảng một nửa dân số của lục địa này.


Vi khuẩn dịch hạch được tìm thấy trong hộp sọ 5.000 năm tuổi này. (Ảnh: Dominik Göldner).

Các nhà khảo cổ khai quật hài cốt của người đàn ông vào những năm 1800 tại vùng Rinnukalns thuộc Latvia ngày nay. Bộ hài cốt được cho là thuộc về một người săn bắn hái lượm cổ đại, tên là RV 2039, người chết ở độ tuổi 20 đến 30 tuổi. Bộ xương đã biến mất một thời gian không lâu sau khi được khai quật nhưng đã xuất hiện trở lại vào năm 2011 trong bộ sưu tập của nhà nhân chủng học người Đức, Rudolph Virchow.


Xương chứa chủng vi khuẩn Yersinia pestis lâu đời nhất được biết đến. (Ảnh: Dominik Göldner).

RV 2039 được tìm thấy cùng với một cá thể khác và sau đó người ta đã phát hiện thêm hai vật cũng được chôn cất tại địa điểm này. Khoảng 200 năm sau khi phát hiện ra, các nhà khoa học đã tìm hiểu thêm về cuộc đời của RV 2039. Theo các tác giả của nghiên cứu, chủng Yersinia pestis này có khả năng ít gây chết người và lây nhiễm hơn. Ben Krause-Kyora, người đứng đầu Phòng thí nghiệm DNA tại Đại học Kiel ở Đức, cho biết: "Có vẻ như chúng ta đang thực sự tiến gần đến nguồn gốc của loại vi khuẩn này".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bọ chét trên động vật có vú nhỏ đã lây sang người, ví dụ như chuột. Bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong từ 30 đến 100 phần trăm nếu không được điều trị. "Cái chết đen" ước tính đã giết chết hơn 50 triệu người ở châu Âu trong thế kỷ 14. WHO cho biết: "Bệnh dịch hạch được tìm thấy ở tất cả các châu lục trừ châu Đại Dương nhưng từ những năm 1990 căn bệnh này chỉ xuất hiện ở châu Phi. Cộng hòa Dân chủ Congo, Madagascar và Peru là ba quốc gia có bệnh dịch nặng nhất".


Yersinia pestis là nhân tố chính gây ra "Cái chết Đen" trong Thời Trung Cổ. (Ảnh: GETTY).

Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy Yersinia pestis trong số các mẫu của RV 2039. Họ tin rằng dòng vi khuẩn này - loại lâu đời nhất từng được phát hiện - là một phần của dòng vi khuẩn xuất hiện cách đây 7.000 năm. Tiến sĩ Krause-Kyora cho biết: "Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta đã thấy trong chủng vi khuẩn ban đầu này ít nhiều đã có bộ gene hoàn chỉnh của Y. pestis, và chỉ còn thiếu một số gene".

Cập nhật: 02/07/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video