Phát hiện “kẹo cao su cổ đại” 8.000 năm tuổi

Các nhà nhân chủng học New Zealand vừa phát hiện ra những bằng chứng cho thấy người cổ đại đã sử dụng một loại "kẹo cao su" tự nhiên để chế tạo ra keo dùng cho săn bắn.

Vỏ cây bạch dương ở Thụy Điển chính là chất liệu quan trọng được người cổ đại sử dụng để tạo ra một loại keo đặc biệt thông qua con đường nhai như kẹo cao su hiện đại.


Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra "kẹo cao su cổ đại".

Loại keo đặc biệt này được các nhà nghiên cứu gọi là "kẹo cao su cổ đại" vì nó còn có thể lưu giữ được dấu răng của người cổ đại và dấu vết của DNA trong hàng nghìn năm.

Những người cổ đại sống ở Scandinavia chính là những người đầu tiên biết sử dụng loại keo đặc biệt.

Theo những phân tích từ mẫu vật thu thập được, các nhà nhân chủng học xác định những người tạo ra các loại keo từ vỏ cây bạch dương gồm cả nam và nữ. Trong đó có thể có những đứa trẻ chỉ 5 tuổi.

Lisa Matisoo-Smith, một nhà nhân chủng học phân tử tại Đại học Otago ở Dunedin, New Zealand, cho biết: "Có thể lấy DNA từ thứ gì đó mà người ta đã nhai hàng ngàn năm trước".

Trước đó, vào cuối những năm 1980, một nhóm các nhà khảo cổ học Thụy Điển đã khai quật một cái hố trong một địa điểm khảo cổ có tên Huswise Klev ở phía tây Thụy Điển.

Tại đây, họ đã phát hiện ra hơn 100 cục than đen, kích thước bằng ngón tay, được đánh dấu bằng những dấu răng khác biệt. Phân tích hóa học tiết lộ đây là những chất kết dính có nguồn gốc từ nhựa thực vật.

Anders Gotherstrom, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 23/1 cho biết, những người ở thời kỳ săn bắt hái lượm rất có thể đã nhai nhựa ra để dùng nó như keo dán khi lắp ráp các công cụ và vũ khí.

Ông nói: "Đây là một giả thuyết rất có thể xảy ra. Tất nhiên cũng có thể họ nhai chúng chỉ vì họ thích hoặc nghĩ rằng chúng có mục đích chữa bệnh nào đó".

Các nhà nghiên cứu xác định các nhà chế tạo công cụ cổ đại đã đun nóng chưng cất nhựa ​​cây bạch dương bằng ngọn lửa để làm mềm nó, nhai các mảnh của nó thành trạng thái dẻo, sau đó sử dụng như những miếng dán dính gắn đá mài vào trục gỗ hoặc xương để chế tạo vũ khí và dụng cụ.

Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy DNA những người săn hái lượm ở Scandinavia, trong mối liên kết rõ ràng với các công cụ bằng đá mới. Nó cho thấy rằng người dân ở Scandinavia 10.000 năm trước đã sử dụng phương pháp đẽo đá hiện đại hơn rất nhiều so với quần thể còn lại ở Đông Âu.

Nó cũng cho thấy rằng, Châu Âu không phải cái nôi duy nhất của công nghệ thời đồ đá. Khi những người tiền sử di cư từ phương đông, cụ thể là từ Nga sang, họ cũng sở hữu những công nghệ tuyệt vời. Hai nhóm người gặp nhau không chỉ trao đổi gen với nhau, mà còn cả những công nghệ giúp cuộc sống của họ cùng phát triển.

Ở quy mô nhỏ hơn, các mẫu DNA trong 3 bã kẹo còn tiết lộ một số điều về cuộc sống và văn hóa của con người ở thời điểm 10.000 năm trước. Dấu răng trong bã kẹo là răng sữa, cho thấy việc chế tạo công cụ bằng đá không hoàn toàn là công việc của người lớn. Hai trong số 3 mẫu gene là của phụ nữ, cho thấy việc chế tạo công cụ cũng không phải là một công việc của riêng nam giới.

Một nghiên cứu trước đây vào năm 2019 về những miếng kẹo cao su đã lập bản đồ di truyền của những người đã nhai nó.


Nơi bã kẹo cao su của người Scandinavia tiền sử được tìm thấy.

Trong dòng chảy phát triển của công nghệ giải trình tự DNA, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy gen của người cổ xưa ở nhiều địa điểm đáng ngạc nhiên. Đầu năm nay, một ống đất sét dùng để hút thuốc cũng đã tiết lộ bộ gene của một người phụ nữ nô lệ từng sống ở Maryland.

Natalija Kashuba và các đồng nghiệp của cô nói rằng kẹo cao su, nhựa cây và các vật liệu tương tự có ở khắp nơi trên thế giới là một nguồn DNA người tiền sử được bảo tồn tốt, ngay cả ở những nơi xương của họ không còn tồn tại.

Đó sẽ là những bằng chứng vô giá cho chúng ta, những người hiện đại nhìn vào để phục dựng lại cuộc sống đã từng diễn ra của tổ tiên mình.

Năm 2019, các nhà khoa học đã từng phục dựng hình ảnh người phụ nữ dựa trên DNA chiết xuất từ ​​​​mẩu kẹo cao su 5.700 năm tuổi. Cô ấy có thể có làn da ngăm đen, mái tóc nâu và đôi mắt xanh, đến từ Syltholm trên Lolland - một hòn đảo của Đan Mạch ở Biển Baltic. Các nhà nghiên cứu đặt biệt danh cho người phụ nữ là "Lola".

Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên toàn bộ bộ gene của con người cổ đại được lấy từ bất cứ thứ gì khác ngoài xương người.

Cập nhật: 31/01/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video