Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron

Trong một cuộc nghiên cứu mới đây, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature cuối tuần qua cho thấy, các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể có tên sotrovimab có thể vô hiệu hóa Omicron và các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Kháng thể này nhắm mục tiêu vào các "khu vực được bảo tồn" trên protein gai của virus. Đây là khu vực không thay đổi cả khi virus đột biến.


Omicron là biến chủng chứa nhiều đột biến trên protein gai. (Ảnh: Nature).

Bằng cách xác định mục tiêu của kháng thể trên protein gai, các nhà nghiên cứu có thể thiết kế vaccine và phương pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể không chỉ hiệu quả đối với biến chủng Omicron mà còn với các biến chủng khác có thể xuất hiện trong tương lai, David Veesler, một chuyên gia tại Viện Y tế Howard Hughes, phó giáo sư hóa sinh tại Đại học Washington, cho hay.

"Phát hiện này cho chúng ta biết, bằng cách tập trung vào các kháng thể nhắm mục tiêu vào những khu vực được bảo tồn trên protein gai, chúng ta có thể ngăn chặn được sự biến đổi liên tục của virus", ông Veesler nói.

Ông Veesler dẫn đầu dự án nghiên cứu cùng với các chuyên gia quốc tế khác, trong đó có chuyên gia tại Thụy Sĩ.

Omicron có 37 đột biến trên protein gai dùng để bám và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Những đột biến này được cho là giúp Omicron lây lan nhanh hơn và dễ né miễn dịch hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra protein gai của Omicron có khả năng liên kết với tế bào tốt hơn 2,4 lần so với protein gai ở virus được phân lập ngay từ đầu dịch.

Tiếp đến, họ nghiên cứu liệu kháng thể dùng để đối phó các biến chủng ban đầu của SARS-CoV-2 có hiệu quả thế nào đối với Omicron. Họ nhận thấy, kháng thể từ bệnh nhân từng mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu dịch, người đã tiêm chủng. Hoạt động kháng thể trung hòa từ người từng nhiễm bệnh và được tiêm vaccine sau đó cũng bị suy giảm, nhưng giảm ít hơn, chỉ khoảng 5 lần. Điều này cho thấy, kháng thể tạo ra nhờ tiêm chủng sau khi nhiễm bệnh rất hữu ích. Ở những người đã tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường, hoạt động kháng thể trung hòa chỉ giảm khoảng 4 lần.

Chỉ có một kháng thể không bị giảm nhiều khả năng trung hòa Omicron là kháng thể sotrovimab. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác dụng vô hiệu hóa đối với Omicron chỉ giảm 2 - 3 lần.

Tuy nhiên, khi kiểm tra lượng kháng thể lớn hơn được tạo ra để đối phó với các phiên bản virus trước đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm kháng thể vẫn giữ được khả năng tiêu diệt Omicron. Các kháng thể này nhắm vào một trong 4 khu vực đặc biệt ở gai protein không chỉ trên biến chủng SARS-CoV-2 mà cả nhóm virus corona liên quan gọi là sarbecovirus.

Giới khoa học toàn cầu đang tiếp tục chạy đua với thời gian để xác định mức độ nghiêm trọng của Omicron mặc dù một số dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này gây triệu chứng nhẹ hơn các chủng cũ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 28/12 cảnh báo, nguy cơ từ biến chủng này vẫn "rất cao" bởi nó là một trong những nguyên nhân khiến số ca Covid-19 toàn cầu tăng mạnh những tuần gần đây. Tuần qua, số ca Covid-19 toàn cầu tăng 11% khi Omicron được đánh giá là có "lợi thế tăng trưởng" hơn so với Delta. Số ca nhiễm Omicron có thể tăng gấp đôi sau 2-3 ngày. Với tốc độ lây lan này, Omicron có thể đe dọa bất cứ hệ thống y tế nào.

Cập nhật: 30/12/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video