Phát hiện khí hậu ở Nam Cực bị dự đoán sai

Một so sánh về nhiệt độ của Nam Cực và sự tích tụ tuyết rơi với các dự đoán bởi mô hình máy tính của khí hậu toàn cầu đã cho ra cả tin tốt lành và tin xấu.

Tin tốt lành là các dự đoán của mô hình bằng số trong suốt 50 năm qua nhìn chung theo dõi nhiệt độ và lượng tuyết rơi quan sát được cho châu lục cực nam, mặc dù những kết quả quan sát được thì có tính biến động cao.

Tin xấu là một so sánh tương tự gồm 100 năm vừa qua thì lại không ăn khớp nhiều với nhau. Các dự đoán về nhiệt độ và lượng tuyết rơi thì cao hơn từ 2,5 đến 5 lần so với nhiệt độ và lượng tuyết rơi thật sự trong khoảng thời gian đó.

Các phát hiện này cho thấy rằng mô hình máy tính hiện thời về ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu có thể hoạt động không tốt cho các vùng nam cực xa xôi.

Giáo sư địa lý tại Bang Ohio là David Bromwich và các đồng nghiệp cho rằng họ có thể biết tại sao những dự đoán này lại khác rất nhiều so với số liệu thu thập được - Họ cho đó là lỗi của hơi nước trong khí quyển trên băng.

(Ảnh: Physorg)


Họ cho rằng sự bức xạ sóng dài phát ra bởi hơi nước có thể làm nóng bề mặt băng và làm tăng nhiệt độ do mô hình dự đoán.

“Mô hình dự đoán hơi nước” giáo sư Bromwich nói, “nhưng chúng ta không có bất cứ thứ gì để đo được thật sự lượng hơi nước trên châu lục nam cực. Đối với hơi nước trên đại lục Antarctica, thì mô hình ắt phải sai thôi.”

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học dựa vào hai bộ dữ liệu. Một bộ lấy từ các kết quả quan sát của lượng tuyết rơi và nhiệt độ thu được từ Antarctica từ cách đây nửa thế kỷ Năm Quốc Tế Về Địa Vật Lý. Một bộ khác bao gồm các dữ liệu nhiệt độ lấy từ lõi băng ngắn được khôi phục lại từ châu lục này.

Thông tin được so sánh với mức trung bình lấy từ 5 mô hình thay đổi khí hậu chính do tổ chức IPCC sử dụng cho khoảng thời gian đó. Trong khi có 23 mô hình khí hậu toàn cầu nhưng mức trung bình của 5 mô hình này tạo ra dự kết hợp tốt nhất cho nghiên cứu này.

Điều lo lắng là việc phát hiện ra bộ dữ liệu dài thế kỷ cho thấy nhiệt độ cao hơn từ 2,5 đến 5 lần nhiệt độ thật sự dựa trên dữ liệu. Các mô hình cho thấy sự nóng lên của châu lục này ở mức độ toàn cầu trong khi sự nóng lên thật sự thì giảm đi hơn rất nhiều.

Giáo sư Bromwich cho biết khí hậu nam cực không ấm lên như phần còn lại của trái đất, một phần là do sự mạnh lên của gió chung quanh châu lục. Sự mạnh lên đó được điều khiện bởi sự kết hợp của lỗ ozone Nam Cực trong tầng bình lưu, mức độ gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính và tính biến đổi của khí hậu trong vùng trên khắp châu lục.

“Chúng ta không biết bất cứ yếu tố nào trong những yếu tố này sẽ phát triển như thế nào trong suốt thế kỷ sắp tới và vì thế, không chắn chắn được sự ấm lên sẽ diễn ra ở mức độ bao nhiêu ở Nam Cực,”

“Hầu hết mọi người tin rằng sự ấm lên dọc theo bán đảo Nam Cực là do ảnh hưởng của con người, nhưng vấn đề là sự ấm lên sẽ đi về phía nam bao xa, và nó sẽ có ảnh hưởng gì,”
ông nói

Lời giải đáp cho vấn đề này là nếu tan ra, băng nằm trên đỉnh của châu lục nam cực thì đủ để gia tăng mức nước biển lên 200 feet trên toàn thế giới. “Vấn đề gia tăng mức nước biển toàn cầu là một vấn đề liên quan đến hầu hết mọi người,”

Nghiên cứu này phần lớn được tài trợ bởi Quỹ Khoa Học Quốc Gia, với sự hỗ trợ thêm từ Bộ Năng Lượng của Mỹ.
Thanh Vân (ScientificBlogging, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video