Phát hiện kho báu trước Công nguyên

Các nhà khảo cổ Bulgaria đã khai quật một kho báu chứa đồ làm bằng vàng từ cuối thế kỷ thứ bốn hoặc đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên tại vùng đông bắc nước này.

Trưởng nhóm khảo cổ Diana Gergova nói với AFP hôm 8/11: “Chúng tôi tìm thấy một thùng gỗ tại tầng trên khu mộ táng của người Thracian, chứa các lễ vật tinh xảo được phủ trong vải vàng”.


Một món đồ trang sức hình đầu ngựa được khai quật

Các đồ vật được tìm thấy gần ngôi làng Sveshtari bao gồm một mũ miện bằng vàng được chạm trổ hình đầu sư tử và các động vật khác, vòng đeo tay, nhẫn và đồ trang sức khác.

Kho báu này nhiều khả năng thuộc về bộ lạc Getes của người Tharcian. Đây là bộ lạc bí ẩn có nhiều thợ kim hoàn khéo léo từng chiếm cứ vùng đất trải rộng từ khu vực Caucasus đến tây nam châu Âu.

Người Getes sinh sống tại khu vực từ thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên đến thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Một ngôi mộ của bộ lạc được khám phá vào năm 1982 ở Sveshtari đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Trong lần khai quật vào năm 1992 đến 1996, nhóm của bà Gergova từng khám phá ra một ngôi mộ có các cột trụ kiểu Doric, một bộ xương ngựa và một cái cây được chôn kèm theo lễ an táng của người Getes.

Đất nước Bulgaria ngày nay được xem là cái nôi của nền văn minh Thracian, vốn tồn tại từ thiên niên kỷ thứ bốn trước Công nguyên đến thế kỷ thứ ba sau Công nguyên.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video