Phát hiện kinh ngạc: Virus Zika có thể sống trong mắt người

Một nghiên cứu mới được công bố về dịch virus Zika được đăng tải trên tạp chí Cell ngày 6/9. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện virus Zika có thể sống trong mắt người và có thể lây lan thông qua nước mắt.

Virus Zika có thể sống trong mắt người

Các nhà khoa học đã xem xét ảnh hưởng của việc nhiễm virus Zika trong con mắt của thai nhi, trẻ sơ sinh và ở những con chuột trưởng thành.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mắt có thể là một hồ chứa virus Zika", giáo sư Michael Diamond tại Đại học Y Dược Washington - một trong số các tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Chúng tôi cần phải nghiên cứu xem những người có virus Zika gây bệnh ở mắt và nó thực sự có thể tồn tại được bao lâu", ông nói thêm và lưu ý rằng, các bệnh nhân có thể lây nhiễm qua đường nước mắt.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách cấy virus Zika vào cơ thể chuột qua da của chúng, tương tự như cách con người bị nhiễm Zika do muỗi đốt. Và họ thấy virus Zika sống trong mắt của loài động vật gặm nhấm này 7 ngày sau đó.


Mắt có thể là một hồ chứa virus Zika. (Ảnh: minh họa).

Theo nghiên cứu, hiện vẫn còn chưa rõ cách thức virus Zika nhiễm vào mắt như thế nào, song có một khả năng là nó vượt qua "hàng rào máu võng mạc ngăn cách mắt từ máu, đi dọc theo dây thần kinh thị giác kết nối não và mắt".

Theo giáo sư Jonathan Miner, đồng tác giả nghiên cứu, điều này cho thấy nhiều khả năng người lành có thể bị nhiễm virus Zika khi tiếp xúc với nước mắt của bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu cho biết, 1/3 trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika trong bào thai bị mắc các bệnh về mắt như như viêm thần kinh thị giác, tổn thương võng mạc hoặc mù.

Trong khi đó, ở người lớn, Zika có thể gây ra viêm kết mạc, và trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây viêm màng bồ đào, một tình trạng trong đó một phần của bức tường mắt bị viêm, và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Các nhà khoa học cũng đang có kế hoạch mở rộng nghiên cứu này tới những người bị nhiễm virus Zika.

WHO khuyến cáo không quan hệ tình dục trong 6 tháng

Như vậy, theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 28/8/2016, đã có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lây truyền của virus Zika, 11 quốc gia có sự lây truyền từ người sang người.

Đặc biệt tại Singapore, trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên được thông báo ngày 28/8/2016, trong 4 ngày (đến ngày 31/8/2016) đã ghi nhận 82 trường hợp.

Trong khi đó, tình hình sốt xuất huyết đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới.


WHO đã ra khuyến cáo đối với cả nam và nữ, những người vừa di chuyển từ vùng có dịch virus Zika. (Ảnh: minh họa).

Trước tình hình dịch virus Zika tiếp tục gia tăng, hôm qua (7/9) Tổ chức Y tế Thế giới đã ra khuyến cáo, tránh quan hệ tình dục trong thời gian 6 tháng đối với người vừa trở về từ vùng dịch.

Theo đó, phụ nữ và nam giới khi trở về từ khu vực mà virus Zika đang hoạt động mạnh nên áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hay tránh không quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng.

Khuyến cáo này áp dụng đối với tất cả những người vừa trở về từ vùng dịch, bất chấp việc họ có các dấu hiệu nhiễm bệnh hay không.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra có nhiều điểm thay đổi so với khuyến nghị công bố vào ngày 7/6 vừa qua.

Theo đó, các biện pháp này chỉ áp dụng cho nam giới có dấu hiệu nhiễm bệnh, trong khi phụ nữ và nam giới trở về từ vùng dịch chỉ cần áp dụng biện pháp tình dục an toàn trong khoảng thời gian ít nhất 8 tuần.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết có 11 nước thông báo các trường hợp lây nhiễm virus Zika qua quan hệ tình dục. Trong khi đó, hơn 65 nước và vùng lãnh thổ xuất hiện các trường hợp nhiễm virus mới do muỗi địa phương.

Cập nhật: 08/09/2016 Theo phapluatplus
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video