Phát hiện loài bò sát sống trước thời khủng long

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch 250 triệu năm tuổi của một loài bò sát chưa từng
được biết đến sống trong kỷ Tam Điệp.


Đồ họa mô phỏng loài Elessaurus gondwanoccidens. (Ảnh: CNN).

Loài mới, Elessaurus gondwanoccidens, được xác định là thành viên thuộc nhóm bò sát săn mồi lớn Archizard. Mẫu vật hóa thạch gần như hoàn chỉnh của con vật được khai quật bên trong một mỏ đá ở São Francisco de Assis, thuộc bang Rio Grande do Sul, cực nam Brazil.

Các phân tích hóa thạch cho thấy E. gondwanoccidens sống trong khoảng thời gian từ 247 đến 251 triệu năm trước, gần sự kiện Permi - Triat, vụ tuyệt chủng hàng loạt khủng khiếp nhất trong lịch sử khi quét sạch 96% số loài sinh vật biển và 70% loài động vật sống trên cạn. Loài bò sát cổ đại này có phần cổ và chân khá dài, thích nghi với cuộc sống trên đất liền.

Những đặc điểm tương đồng ở xương chậu, chi sau và đuôi cho thấy Elessaurus là họ hàng gần nhất của chi Tanystropheus, bao gồm các loài bò sát bán thủy sinh với chiếc cổ rất dài, lên tới 3m, bằng một nửa chiều dài cơ thể.


Chi Tanystropheus, họ hàng gần nhất với E. gondwanoccidens. (Ảnh: New Dinosaurs).

Hầu hết hóa thạch Tanystropheus trước đây được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Việc phát hiện mẫu vật E. gondwanoccidens ở Nam Mỹ cho thấy các loài Archizard từng phân bố rộng khắp thế giới trong kỷ Tam Điệp.

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLOS ONE.

Cập nhật: 10/04/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video