Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.

Ngày 12/12, trong Báo cáo các loài mới được phát hiện của năm 2017 do WWF công bố cho thấy chỉ trong một năm các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện 157 loài mới tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong đó 58 loài được tìm thấy tại Việt Nam.

Trong số này có một loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện ở Cao nguyên Lâm Viên (Langbian), Lâm Đồng.

Các nhà khoa học đặt tên theo một loài yêu tinh của phương tây: "Cóc núi tiểu yêu tinh". Những khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu là khu sinh cảnh phù hợp với nơi ẩn náu của các loài "yêu tinh" trong truyện cổ tích", báo cáo viết. Số còn lại là các loài động vật có vú, cá, động vật lưỡng cư, bò sát và thực vật.

Loài cóc mới có kích thước cơ thể nhỏ (chiều dài con đực 29.9 - 33.9 mm, con cái 35.1 - 36.5 mm), mõm hơi nhô ra phía trước.

Loài này có tiếng kêu như chim đang huýt sáo, có đa nốt, với tần số trội dao động từ 4.030 đến 4.920 Hz.


Loài "Cóc núi tiểu yêu tinh" được các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam. (Ảnh: WWF).

Ông Stuart Chapman, Giám đốc Bảo tồn của khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Còn rất nhiều loài đang chờ các nhà khoa học phát hiện và cũng thật đáng buồn, nhiều loài khác sẽ biến mất trước khi được phát hiện. Khu vực Mekong có thể bảo tồn sự đa dạng các loài độc đáo của mình bằng cách thiết lập các khu bảo tồn rộng lớn cho các loài hoang dã, cùng với việc tăng cường nỗ lực đóng cửa các thị trường buôn bán động thực vật hoang dã".

Báo cáo Hành tinh sống mới đây nhất của WWF nêu, trong vòng 40 năm qua, quần thể các loài động vật hoang dã đã giảm 60%. Tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, sự sụt giảm quần thể các loài có lẽ còn tệ hơn bởi sinh cảnh của các loài hoang dã bị phá huỷ trên diện rộng và ở nhiều nơi trong khu vực việc săn bắt trái phép diễn ra ở quy mô công nghiệp.

Tại Việt Nam, một cuộc chiến đang diễn ra để cứu các loài hoang dã nguy cấp khỏi bẫy của thợ săn – đặt khắp nơi trong các khu rừng. WWF đang làm việc với các cơ quan chức năng địa phương để huy động sự hợp tác của kiểm lâm và cộng đồng nhằm loại bỏ bẫy thú bất hợp pháp trong rừng và nâng cao nhận thức về những tác động của việc tiêu thụ động vật hoang dã tới sự sống còn của các loài quý hiếm của Việt Nam.

Tại Việt Nam, bộ luật hình sự mới, có hiệu lực từ đầu năm 2018, đã tăng mức xử phạt tối đa đối với loại tội phạm liên quan tới động vật hoang dã từ 7 đến 15 năm tù.

Cập nhật: 13/12/2018 Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video