Phát hiện loài động vật mới có khả năng phát quang sinh học trong bóng tối

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài động vật có vú mới có tên springhare, một loài gặm nhấm lớn và khác thường có khả năng phát quang sinh học trong đêm tối.

Theo báo cáo đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã chỉ ra cách springhare phát sáng được mô tả là sự phát quang sinh học sống động khi bị tác động bởi tia cực tím. Khả năng này là nhờ bộ lông của chúng, có thể hấp thụ tia cực tím và phát ra lại thành màu có thể nhìn thấy được, có nhiều màu hồng, đỏ và cam.


Loài Springhare.

Bộ lông rạng rỡ đã được phát hiện trong các mẫu vật sống của hai loài Pedete khác nhau: Springhare Nam Phi (Pedetes capensis) sống ở miền nam châu Phi và P. surdaster sống ở các vùng của Kenya, Tanzania. Cả hai loài đều là những sinh vật nhỏ giống như kangaroo thường sống về đêm. Chúng không có quan hệ họ hàng gần với thỏ rừng mà lại có liên hệ chặt chẽ hơn với chuột, chuột cống và các loài gặm nhấm khác.

Các tác giả nghiên cứu tin rằng đây là trường hợp phát huỳnh quang sinh học đầu tiên được ghi nhận ở một loài động vật có vú có nhau thai ở Cựu thế giới. Nhiều loài động vật có vú khác gần đây đã được phát hiện phát sáng dưới ánh sáng cực tím, từ sóc bay ở Tân Thế giới cho đến loài đơn độc.

"Những quan sát của chúng tôi cho thấy rằng khả năng phát quang sinh học có thể phân bố rộng khắp lớp thú hơn những gì đã nghĩ trước đây", các nhà khoa học cho biết.

Thực tế là đặc điểm này phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở động vật có vú cho thấy nó có thể giữ một số lợi thế tiến hóa, mặc dù các nhà khoa học khá bối rối về điều này có tác dụng gì. Một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng nó có thể giúp một số động vật đơn độc nhận ra nhau trong mùa giao phối, trong khi những người khác suy đoán nó có thể được sử dụng để tránh bị phát hiện bởi những kẻ săn mồi nhìn thấy tia UV bằng cách hấp thụ các bước sóng nếu không sẽ bị phản xạ sáng.


"Chúng tôi suy đoán rằng, nếu những kẻ săn mồi của chúng nhạy cảm với tia cực tím, kiểu dáng độc đáo mà chúng tôi quan sát được có thể hoạt động như một kiểu ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi"
, Erik R Olson, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.

"Tuy nhiên, có khả năng là đặc điểm này không có ý nghĩa sinh thái nào. Đó hoàn toàn chỉ là suy đoán, cho đến khi có các nghiên cứu và nghiên cứu về hành vi đánh giá độ nhạy quang phổ của springhare và những kẻ săn mồi của chúng thì sẽ rất khó để khẳng định điều gì", Olson nói thêm.

Nghiên cứu cũng đề cập rằng huỳnh quang sinh học có thể liên quan đến một số bệnh. Ví dụ, sự phát quang sinh học đã được chú ý trong sự phát triển của rối loạn chuyển hóa porphyrin ở sóc, chuột mía và người.

"Chúng tôi có thể xác định rằng porphyrin, ít nhất là một phần, chịu trách nhiệm cho sự phát huỳnh quang sinh học ở springhare. Thực tế là sự phát quang sinh học này dựa trên porphyrin là một manh mối quan trọng. Ở người, sản xuất quá mức porphyrin là đặc điểm của một căn bệnh gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin. Springhare có thể lắng đọng hoặc tích trữ porphyrin dư thừa trong bộ lông của chúng có thể gây ra bệnh tật. Nếu điều đó là đúng, thì springhare có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin", Olson nhấn mạnh.

Cập nhật: 25/02/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video