Phát hiện loài hải tiêu có thể hấp thụ hạt vi nhựa

Các nhà khoa học Israel vừa phát hiện, loài hải tiêu thường sống bám vào vỏ tàu và dưới các bãi biển có thể giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.


Loài hải tiêu này hấp thụ các hạt vi nhựa trong mô mềm của chúng.

Nhóm nghiên cứu trên cho biết, loài hải tiêu này có kích thước nhỏ bằng lòng bàn tay, thường sinh sống và phát triển mạnh ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng biển bị ô nhiễm. Loài hải tiêu này ít di chuyển và hoạt động như một chiếc máy lọc nước.

Cô Gal Vered, Đại học Tel Aviv, Israel, cho biết, loài hải tiêu này hấp thụ các hạt vi nhựa trong mô mềm của chúng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu loài hải tiêu cho phép các nhà khoa học phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm cũng như tác động của rác thải nhựa tới môi trường ở nhiều vùng biển khác nhau.

Hạt vi nhựa có nhiều trong những loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa, theo nguồn nước chảy ra các đại dương. Sau đó, nhiều sinh vật biển ăn phải rồi đi vào chuỗi thức ăn của con người. LHQ mới đây cảnh báo, nếu các nước không đẩy nhanh biện pháp bảo vệ môi trường, trong vòng 30 năm tới, lượng rác thải nhựa trên các đại dương sẽ nhiều hơn số lượng sinh vật sống trong đó.

Cập nhật: 22/02/2019 Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video