Phát hiện loài tắc kè lột vảy như cá, đỏ hỏn như chuột lột

Các nhà khoa học Đức mới phát hiện phân loài tắc kè mới có cách lột xác có phần "ghê sợ". Thế mới biết thiên nhiên kỳ thú thế nào!

Tắc kè lột xác hay tắc kè lột da là một hiện tượng tự nhiên nhưng không phải ai cũng được 1 lần chứng kiến.

Không giống những loài động vật khác cả đời chỉ lột xác một lần hay nhiều năm mới lột xác một lần, tắc kè lột xác khá thường xuyên.

Chúng sẽ cọ thân mình vào cành cây thô ráp để lớp da cũ rách ra, sau đó từ từ chui ra khỏi lớp da cũ.


Tắc kè cọ thân mình vào cành cây thô ráp để lớp da cũ rách ra.

Tuy nhiên, loài tắc kè mới được phát hiện trên đảo Madagascar này có cách lột da "kinh dị" hơn hẳn, đó là lột toàn bộ phần da, để trơ thịt bên trong.

Các nhà khoa học đặt tên cho loài thằn lằn có lớp da "vảy cá" này là Geckolepis megalepis.

Cụ thể, các vảy của tắc kè "vảy cá" được gắn với da bằng một kết nối hẹp. Bên trên lớp da có những vùng hình thành như giấy đục lỗ. Vì thế chỉ cần Geckolepis cựa mình cọ vào thân cây, phần "vảy cá" dễ dàng tượt ra.


Tắc kè sau khi lột vảy nhìn đỏ hỏn như chuột sơ sinh.

Nhiều người cảm thấy hơi sợ khi nhìn thấy ngoại hình của tắc kè sau khi lột vảy, chúng đỏ hỏn như chuột vậy.

Sau 1 vài tuần, môt lớp "vảy" khác sẽ được hình thành và tắc kè lại sở hữu vẻ đẹp trai, xinh gái như thường.

Giới chuyên gia vô cùng bất ngờ trước kiểu lột da này nên đã cố gắng dụ chúng vào túi nhựa để nghiên cứu. Tuy nhiên, khi bị bắt, việc "hồi sinh" lớp da dường như khó khăn hơn.

Tác giả chính Mark Scherz, một nghiên cứu sinh tại Đại học Ludwig Maximilian München ở Đức, cho biết: "Một nghiên cứu một vài năm trước đây đã cho thấy rằng sự hiểu biết của chúng ta về sự đa dạng của tắc kè vảy cá là hoàn toàn không đủ.

Nó cho chúng ta thấy rằng thực sự đã có khoảng 13 dòng di truyền riêng biệt cao trong chi này, và không chỉ là ba hoặc bốn loài chúng tôi nghĩ là tồn tại.

Tuy nhiên, để đặt tên cho nó, chúng tôi phải tìm ra đặc điểm đáng tin cậy để bổ sung, giúp phân biệt nó với các loài khác".


Tắc kè vảy cá Geckolepis megalepis.

Vì vậy, giới chuyên gia quay sang nghiên cứu bộ xương của tắc kè và nhận thấy vài điểm khác biệt đáng chú ý.

Tuy nhiên, ông Mark Scherz cho rằng vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi đưa ra kết luận gì. Dẫu vậy, việc lột da như loài tắc kè này cũng khiến không ít người cảm thấy rùng mình rồi.

Cập nhật: 09/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video