Phát hiện loạn nhịp nhờ thiết bị tí hon

Để theo dõi trường hợp loạn nhịp tim cần phải có màn hình và các điện cực gắn lên người thông qua dây dẫn lằng nhằng và cũng không được gắn quá 24 giờ.


Ảnh: ecouterre.com

Theo đó, ít nhất phải có 7 điện cực được gắn lên người bệnh nhân, các thông tin thu thập được phải hiển thị qua màn hình Holter với sai số không thấp. Vì vậy các nhà khoa học cho biết đang nghiên cứu thiết bị ZIO nhỏ như một miếng băng cá nhân, dán lên ngực bệnh nhân, vừa ít gây khó chịu vừa cung cấp thông tin chính xác hơn.

Miếng dán ZIO kiểm soát nhịp tim được phát triển bởi hãng công nghệ iRythm có trụ sở chính ở San Francisco (Mỹ). ZIO là thiết bị theo dõi nhịp tim khá nhỏ, chịu nước và có thể làm việc liên tục trong vòng 2 tuần. Người bệnh vẫn có thể thoải mái làm việc chứ không bị lệ thuộc vào dòng máy đo nhịp tim cồng kềnh hiện nay.

Hãng tin UPI dẫn thông tin từ Viện Khoa học Scripps Translational ở San Diego cho biết, qua thử nghiệm với 146 bệnh nhân suốt 14 ngày cho thấy ZIO làm việc khá tốt, nếu khi phân tích dữ liệu mà cảm thấy bất thường máy sẽ gửi thông tin cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video