Phát hiện mới giúp giải mã nhiều bí ẩn về thuở sơ khai của Dải Ngân hà

Các nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Max Planck của Đức đã xác định được “những ứng cử viên sáng giá” có thể là những vật chứng về thuở sơ khai của Dải Ngân hà. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn.

Được đặt tên là "Shakti" và "Shiva", hai cấu trúc mới được các nhà khoa học công bố này dường như là tàn dư của 2 thiên hà đã hợp nhất với phiên bản đầu tiên của Dải Ngân hà từ 12 đến 13 tỷ năm trước, tham gia trực tiếp vào giai đoạn đầu phát triển của Dải Ngân hà.


"Shakti" và "Shiva" dường như là tàn dư của 2 thiên hà đã hợp nhất với phiên bản đầu tiên của Dải Ngân hà từ 12 đến 13 tỷ năm trước. (Ảnh: NASA).

Theo các tác giả, kết quả nghiên cứu này có thể hiểu như khi các nhà khảo cổ trên mặt đất xác định dấu vết của một khu định cư ban đầu đã phát triển thành một thành phố lớn ngày nay.

Cho đến nay, không thể xác định được ngôi sao nào đến từ thiên hà tiền thân nào sau vụ va chạm của các thiên hà. Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu, hầu hết các ngôi sao vẫn giữ được những đặc tính cơ bản, “có liên quan trực tiếp đến tốc độ và nơi xuất phát của thiên hà”. Sử dụng "vật lý cơ bản", các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chòm sao lớn có giá trị bất thường và tương đương về năng lượng và động lượng góc - động lượng liên quan đến chuyển động hoặc quay quỹ đạo. Điều này cho thấy đây có thể có tàn dư của một quá trình hợp nhất. Hàm lượng kim loại rất thấp của các ngôi sao càng củng cố cho giả thuyết rằng chúng đã tồn tại vào thuở sơ khai của Dải Ngân hà.

Viện Max Planck cho biết nhờ Vệ tinh thiên văn Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, các nhà nghiên cứu đã có được một "bộ dữ liệu lớn và chất lượng cao". Được triển khai vào năm 2013, vệ tinh này được coi là tạo nên “cuộc cách mạng” trong nghiên cứu về động lực học của các ngôi sao trong Dải Ngân hà, tạo ra bộ dữ liệu ngày càng chính xác bao gồm vị trí, sự thay đổi vị trí và khoảng cách của gần 1,5 tỷ ngôi sao.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai cấu trúc nêu trên bằng cách kết hợp dữ liệu từ vệ tinh Gaia với quang phổ sao từ trạm Khảo sát bầu trời kỹ thuật số Sloan, cung cấp thông tin chi tiết về thành phần hóa học của các ngôi sao. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc tiến hành thêm những cuộc khảo sát mới sẽ cung cấp nhiều dữ liệu tương ứng hơn.

Theo viện trên, nếu biết cả quang phổ và khoảng cách chính xác, các nhà thiên văn học sẽ có thể kết luận chắc chắn về việc liệu Shakti và Shiva có thực sự là những cấu trúc mở ra những hiểu biết đầu tiên về thời tiền sử sơ khai của Dải Ngân hà hay không.

Cập nhật: 23/03/2024 TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video