Hươu cao cổ sở hữu thân hình cao với một cái cổ dài và nó được xem như một loài vật đặc hữu đồng thời cũng là một loài đại diện của châu Phi.
Khi một con hươu cao cổ đứng lên, đầu của nó có thể cao tới 5 m khi tính từ mặt đất, chính điều đó đã khiến cho loài này trở thành loài động vật cao nhất trên đất liền hiện nay.
Nếu như trên những đồng cỏ tại Châu Phi vắng bóng loài hươu cao cổ thì có lẽ đó không còn là một đồng có Châu Phi thực sự, bởi trong tấm chí của chúng ta đã quá quen với sự có mặt của chúng ở Châu Phi và chỉ Châu Phi mà thôi.
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện hươu cao cổ tồn tại ở nơi nào khác ngoài Châu Phi và Trung Quốc thì càng không. Nhưng trên thực tế, cách ngày nay khoảng 5 triệu năm, có một loài hươu cao cổ đã từng sinh sống ở Sơn Tây, Trung Quốc.
Loài hươu cao cổ Trung Quốc này được biết đến với cái tên Shansitherium với Shansi chính là Sơn Tây. Hóa thạch của loài hươu cao cổ này được phát hiện lần đầu tiên ở huyện Fugu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, vì vậy tên đầy đủ của loài hươu cao cổ này là Shansitherium fuguensis.
Loài hươu cao cổ này có vẻ ngoài khá kì dị, bởi chúng ta đã quá quen mắt với loài hươu cao cổ Châu Phi, nên khi nhìn vào ảnh này ta luôn có cảm giác như chúng bị rụt cổ.
Sau khi phát hiện hóa thạch và được phục hồi lại hình ảnh, có lẽ mọi đều nhận ra chúng có vẻ giống hươu cao cổ hiện đại nhưng lại có chút gì đó khác biệt với vẻ kì dị bên ngoài của chúng.
Loài hươu cao cổ Trung Quốc sở hữu chân và cổ không hề dài như hươu cao cổ hiện đại tại Châu Phi, bởi vậy nhiều người đã nói đùa rằng đây là hươu cao cổ phiên bản "nấm lùn".
Những con hươu cao cổ Sơn Tây ngoài việc có cổ và chân ngắn hơn hươu cao cổ hiện đại thì chúng còn nhỏ bé hơn rất nhiều, trong khi hươu cao cổ hiện đại dài 4,2 m, cao 5 - 6,1 và nặng gần 1 tấn thì chúng chỉ dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính tới vai là 2 m và nặng 500 kg.
Tuy nhiên, hươu cao cổ Sơn Tây vẫn có 4 chân và cổ dài hơn các động vật khác, nhưng nhìn qua vẫn có vẻ chúng hơi cục mịch nếu so sánh với người họ hàng của mình.
Khi so sánh, thực sự loài hươu cao cổ này không cao hơn một người tưởng thành là mấy, chiều cao từ chân tới vai của chúng chỉ vỏn vẹn có 2m, thua xa loài hươu cao cổ Châu Phi ngày nay.
Một đặc điểm khá thú vị nữa đó là loài này có tới 4 cái sừng, trong khi hươu cao cổ ngày nay chỉ có 2 cái. Trái Đất cùng từng tồn tại một loài hươu cao cổ khác có tên Sivatherium, chúng sống trong khoảng thời gian từ 5 triệu năm tới 12.000 năm trước. Loài động vật này có chiều cao tương đương 1,8m và nặng khoảng 1,2 tấn. Sừng của chúng to bản có chiều dài khoảng 70cm, mọc ra từ đỉnh hộp sọ. Ngoài hai sừng chính, chúng còn có hai sừng phụ nhỏ hơn, nhọn, mọc ra ở ngay bên trên mắt.
Hươu cao cổ Sơn Tây lại có tới hai cặp sừng với hai chiếc ngắn ở phía trước và cặp góc dài ở phía sau.
Ngoài sự khác biệt về hình dạng cơ thể, điểm đặc biệt nhất của loài hươu cao cổ Sơn Tây chính là vẻ kì dị trên đầu của chúng. Thay vì chỉ có 1 cặp sừng giống như hầu hết các loài động vật ăn cỏ hiện đại, trên đầu của hươu cao cổ Sơn Tây lại có tới hai cặp sừng với hai chiếc ngắn ở phía trước và cặp góc dài ở phía sau.
Vai trò của hai cặp sừng này giống như một loại vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến giữa những con đực trong mùa giao phối tương tự như hươu cao cổ ngày nay.
Những con Shansitherium sống vào cuối Thế Miocene (thế Trung Tân) 5 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, môi trường ở Sơn Tây tốt hơn nhiều so với ngày nay. Có một số lượng lớn động vật có vú lớn sinh sống trong rừng rậm và đồng bằng thảo nguyên.
Những đàn Shansitherium sẽ lang thang trên đồng bằng thảo nguyên để kiếm ăn, với cái cổ dài, chúng có thể ăn những chiếc lá trên cao mà những động vật khác không thể với tới.
Đây là lợi thế lớn của loài Shansitherium và cũng là lợi thế chung của gia đình hươu cao cổ. Khi gặp nguy hiểm, những con hươu cao cổ Sơn Tây sẽ chọn cách chạy trốn và lúc này những đôi chân dài mới thực sự phát huy được hết tác dụng của mình.
Đàn Shansitherium sẽ lang thang trên đồng bằng thảo nguyên để kiếm ăn, với cái cổ dài.
Từ quan điểm phân loại, Shansitherium thuộc họ hươu cao cổ nằm trong Bộ Artiodactyla - Bộ guốc chẵn và hươu cao cổ sống ở châu Phi ngày nay được coi là họ hàng xa của chúng.
Nhiều người đã nói rằng Shansitherium là tổ tiên của hươu cao cổ hiện đại, nhưng trên thực tế quan điểm này hoàn toàn sai lầm bởi hươu cao cổ Sơn Tây chỉ là đại diện cho loài hươu cao cổ từng sống ở Châu Á, giữa chúng chỉ có mỗi quan hệ họ hàng xa mà thôi.
Trên thực tế, loài Shansitherium có hình dạng kỳ lạ không phải là loài hươu cao cổ duy nhất từng sống trên đất Trung Quốc.
Ngoài chúng ra, vẫn còn một số loài vật thuộc họ hươu cao cổ khác như Samotherium và Honanotherium (có hình dáng khá tương đồng với hươu cao cổ Châu Phi ngày nay) từng sinh sống trên lãnh thổ của Trung Quốc.
So với họ hàng của mình là loài hươu cao cổ có hộp sọ dài và nhọn, loài động vật này có hộp sọ ngắn và dẹt, cổ ngắn hơn và chiều cao thấp hơn.