Phát hiện một loài thằn lằn đầu rắn sơ sinh cổ

Các nhà cổ sinh vật học Argentina và Mỹ đã phát hiện hóa thạch trong tình trạng bảo quản tốt của một loài thằn lằn đầu rắn (Plesiosauri) sơ sinh sống cách đây 70 triệu năm tại vùng Nam cực.

Phần còn lại của xương hóa thạch đã được tìm thấy vào năm 1998 trên hòn đảo Vega thuộc Argentina. Đây là lần đầu tiên hóa thạch của một động vật sơ sinh cổ được phát hiện. Nó đã được đưa về Bảo tàng South Dakota (Mỹ) để tái tạo bộ xuơng.

Công việc kéo dài khoảng 10 năm đã cho phép xác nhận đây là một loài thằn lằn đầu rắn sơ sinh với chiếc cổ dài 1,5m so với 10m ở loài trưởng thành.

Theo nhà nghiên cứu Mariano Merolli, loài bò sát này rất gần với con quái vật hồ Loch Ness. Nó có đôi cánh nhỏ cho phép bay lên mặt nước và cũng có nét tương tư với loài chim cánh cụt hiện nay.

Bộ xương còn đầy đủ khớp như khi nó còn sống. Tuy nhiên xương sọ đã bị hỏng do điều kiện thời tiết xấu.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết rằng một trận phun trào của núi lửa có thể giải thích cái chết của loài động vật sơ sinh này vì họ đã tìm thấy những lớp tro ở khu vực phát hiện ra nó.


(Ảnh: musei.unina.it)

Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video