Phát hiện một thiên thạch tồn tại trước khi Mặt Trời được hình thành?

Theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Science, một thiên thạch rơi tại Canada có thể chứa những thành phần đã hình thành trong một đám mây lạnh trước khi hệ Mặt Trời ra đời.

(Ảnh: HTV)
Ngày 18/1/2000, một quả cầu lửa đã xuyên qua bầu trời Canada và các phần còn lại của thiên thạch đã rơi xuống vùng British Columbia, trên hồ Tagish. Các mẫu đã được nhanh chóng thu hồi trên băng, tạo cơ hội cho các nhà khoa học được nghiên cứu một chất liệu “tươi”.

Các phân tích đồng vị đầu tiên cho thấy thiên thạch ở hồ Tagish cấu thành từ chất chondrite carbone chứa một chất liệu rất nguyên thủy.

Năm 2002, các nhà nghiên cứu phát hiện sự có mặt của những giọt carbon bé xíu trong thiên thạch này. Đến nay, nhà nghiên cứu Keiko Nakamura-Messenger và các cộng sự thuộc Trung tâm Không gian Johnson (Mỹ) khẳng định những hình cầu nano carbon này không tồn tại trên Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những hình cầu nano này chứa những dạng deuterium và nitơ không hình thành trên Trái Đất, mà trong một môi trường rất lạnh ở nhiệt độ 10 độ hay 20 độ Kelvin. Chúng có thể đã hình thành trong những đám mây phân tử lạnh như những đám mây tồn tại trước khi Mặt trời chiếu sáng.

Thiên thạch Tagish tạo cơ hội hiếm hoi cho các nhà khoa học nghiên cứu những chất liệu nguyên thủy của hệ Mặt Trời mà không cần phóng tàu thăm dò để thu hồi chúng.

T.Đ

Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video