Phát hiện mũi tên sắt 1.000 năm tuổi trên núi

Mũi tên có phần đầu sắt dài khoảng 13cm và nhiều khả năng bị bỏ lại trong một chuyến săn tuần lộc.


Đầu mũi tên cổ dài khoảng 13cm. (Ảnh: Fox News).

Ernst Hagen tình cờ phát hiện đầu mũi tên sắt khi leo một ngọn núi cao khoảng 1.400m so với mực nước biển ở Hardanger, Hordaland, hồi tháng 9. "Tôi nhận ra ngay đó là vật đặc biệt, một thứ được sử dụng trước khi có súng trường", Hagen nói. Anh mang đầu mũi tên đến Hội đồng Hạt Hordaland để các chuyên gia kiểm tra.

Chưa có vật nào tương tự được tìm thấy tại Hordaland, theo nhà khảo cổ Tore Slinning. "Đây là một phát hiện đặc biệt, giống như tìm thấy kim dưới đáy biển. Những vật như thế có thể lộ ra khi biến đổi khí hậu làm tan băng hoặc thay đổi hình dạng đất. Nếu Hagen không phát hiện, đầu mũi tên có thể sẽ bị tuyết bao phủ vào mùa đông", ông nhận định.

Slinning cho rằng đầu mũi tên này từng gắn với cán gỗ và bị bỏ lại trong một chuyến săn tuần lộc khoảng 1.000 năm trước, vào cuối thời Viking hay Sơ kỳ Trung cổ. "Chúng tôi không biết cán gỗ dài phân hủy khi nào. Nếu nằm trong đất, có thể nó đã mục rữa từ rất lâu. Còn nếu được băng tuyết bao bọc, có khả năng nó mới phân hủy gần đây, khi tuyết tan", Slinning nói.

Dân làng sống gần nơi phát hiện mũi tên từng khai thác quặng sắt. Tuy nhiên, những phát hiện như vậy cực kỳ hiếm vì chúng dễ bị nghiền nát dưới sự chuyển động của các sông băng. Đầu mũi tên sẽ được bảo quản tại bảo tàng ở Bergen.

Cập nhật: 15/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video