Phát hiện nhiều loại virus mới tại trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc

Hơn 100 loại virus được phát hiện trong trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, một số trong đó là virus mới và có khả năng lây sang người.

Đây là kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 4/9. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học cảnh báo rằng việc nuôi động vật có vú như chồn để lấy lông có thể khiến các loại virus mới dễ dàng lây lan từ tự nhiên và tạo các đợt bùng phát mới.


Hai công nhân vận chuyển lông thú tại một nhà máy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Nhà virus học Edward Holmes tại Đại học Sydney (Autstralia) nói rằng ông cảm thấy ngành chăn nuôi động vật lấy lông trên toàn cầu là một trong những lĩnh vực có khả năng gây ra một đại dịch mới.

Giáo sư Holmes là đồng tác giả của một nghiên cứu mới xem xét mối nguy hiểm tiềm tàng do virus gây ra tại các trang trại chăn nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, quốc gia được cho là ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019.

Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA từ các mẫu phổi và ruột của 461 động vật vốn thuộc các loài được nuôi trong trang trại lấy lông như chồn, thỏ, cáo và lửng chó… đã chết vì bệnh trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2024. Hầu hết chúng sống trong trang trại chăn nuôi lấy lông ở các tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh. Một số cũng được nuôi để làm thực phẩm hoặc thuốc Đông y, trong khi khoảng 50 con là động vật hoang dã. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 125 loại virus, bao gồm 36 loại mới. Trong đó, có 39 virus được đánh giá có “nguy cơ cao” lây chéo các loài, thậm chí lây cả sang người.

Một số virus như viêm gan E và viêm não Nhật Bản đã được ghi nhận có lây sang người. Trong đó còn có 7 loại virus Corona, nhưng chúng không liên quan gần đến Sars-CoV-2 vốn gây COVID-19.

Virus khiến giáo sư Holmes lo ngại nhất là Pi-BatCoV HKU5 trước đây từng được phát hiện ở dơi nhưng nay được tìm thấy trong phổi của hai con chồn nuôi. Đây là họ hàng của virus Corona gây Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (MERS). "Việc virus này lây từ dơi sang chồn nuôi là hồi chuông cảnh báo. Loại virus này cần được theo dõi", ông Holmes nhấn mạnh.

Người ta tin rằng có hàng nghìn loại virus chưa biết đến đang lưu hành trong các loài động vật có vú hoang dã. Các nhà khoa học lo ngại rằng trang trại nuôi thú lấy lông có thể khiến động vật nuôi mắc phải những loại virus như vậy, từ đó lây nhiễm cho con người.

Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật nuôi lấy lông, đặc biệt là chồn, lửng chó và chuột lang, những loài được ghi nhận là có nguy cơ cao nhất. Đan Mạch từng tiêu hủy toàn bộ quần thể chồn nuôi vì lo ngại COVID-19 vào năm 2020.

Cập nhật: 06/09/2024 Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video