Phát hiện những mảnh hóa thạch của thằn lằn bay đầu tiên tại Cuba

Các nhà cổ sinh vật học Cuba đã phát hiện ra những mảnh hóa thạch đầu tiên của một con thằn lằn bay (pterosaur), một loài thằn lằn có mối liên hệ với khủng long.


Phác họa về loài thằn lằn bay. (Nguồn: The Daily Beast)

Nhật báo Granma ngày 27/3 đưa tin trong quá trình khai quật tại khu vực khảo cổ Damuji gần thành phố Cienfuegos, miền Trung Cuba, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các mảnh xương hóa thạch trong đá lớp trầm tích từ kỷ Phấn Trắng muộn trong lòng địa chất của thành phố.

Nhà nghiên cứu người Cuba Carlos Rafael Borges, trưởng nhóm khảo cổ sinh vật học và là người đã phát hiện ra số hóa thạch, cho biết các chuyên gia của Bảo tàng La Plata của Argentina đã xác nhận hóa thạch này thuộc về loài thằn lằn bay.

Thằn lằn bay sống từ cuối kỷ Triat, cách đây khoảng 205 triệu năm, đến khi tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm. Theo các nhà khoa học, thức ăn của chúng là cá sinh sống ở vùng nước nông.

Cập nhật: 28/03/2019 Theo TTXVN/VietnamPlus
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video