Phát hiện nước mặn trên sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện nước mặn trên bề mặt sao Hỏa, mở ra khả năng tìm thấy những dạng sống ngoài trái đất.

Đã phát hiện ra nước mặn trên sao Hỏa 

Theo nhóm chuyên gia Đại học Copenhagen, Đan Mạch, thiết bị tự hành Curiosity tìm thấy muối Calcium perchlorate trong đất ở khu vực miệng hố Gale. Calcium perchlorate hấp thụ hơi nước từ bầu khí quyển trong điều kiện thích hợp. Dựa trên dữ liệu từ hệ thống kiểm soát thời tiết của Curiosity, họ xác định khả năng tồn tại của các điều kiện này vào ban đêm và sau khi Mặt Trời mọc vào mùa đông.


Mô phỏng hoạt động của xe tự hành Curiosity trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)

Khi màn đêm buông xuống, một phần hơi nước trong khí quyển ngưng tụ trên bề mặt dưới dạng sương giá, nhưng calcium perchlorate hút nước và hình thành nước mặn, vì vậy điểm đóng băng được hạ thấp và sương giá có thể biến thành chất lỏng.

"Điểm mới trong nghiên cứu này là chúng tôi có các phép đo nhiệt độ và độ ẩm trong một năm, và giờ đây chúng tôi có dữ liệu cần thiết để chỉ ra rằng nước có thể ở dạng lỏng và mặn.", IB Times hôm qua dẫn lời giáo sư Morten Bo Madsen nói. Javier Martin-Torres, người đứng đầu nghiên cứu, hy vọng nước lỏng có thể được tìm thấy ở nhiều khu vực khác trên khắp hành tinh đỏ.

Giới khoa học từ lâu biết rằng nước tồn tại trên hành tinh đỏ trong dạng băng và từng phát hiện bằng chứng nước lỏng trên sao Hỏa.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video