Phát hiện ô nhiễm môi trường bằng... mũi

Trong khi Mỹ dùng xe tự hành để thám hiểm sao Hỏa, Nhật dùng robot để chăm sóc người cao tuổi, thì Trung Quốc dùng… mũi người để phát hiện chất gây ô nhiễm trong không khí!

Trong nhiều năm qua, mũi người đã từng được từng là công cụ để phân biệt mùi thơm trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Nhưng hiện nay tại Trung Quốc, những chiếc mũi được huấn luyện còn có dịp thi thố tài năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Những chiếc mũi được huấn luyện sẽ có dịp thi thố tài năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. (Ảnh: Typepad)

Trạm quan sát môi trường ở Panyu, thành phố Quảng Châu, đang tuyển dụng những người có khứu giác tinh nhạy để dò tìm những hóa chất nguy hiểm trong không khí và đánh giá về nồng độ của chúng, nhằm góp phần thẩm định chính xác hơn về chất lượng không khí.

Hiện trạm đang có một nhóm gồm 11 “chiếc mũi chuyên nghiệp” đã được huấn luyện bởi các chuyên gia về ô nhiễm môi trường.

Phát biểu với nhật báo China Daily, Phó giám đốc Trạm, ông Liu Jingcai nói: “Nhóm đã được huấn luyện về kỹ năng phân biệt mùi từ nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau. Nhóm sẽ giúp chúng tôi thực hiện tốt chức năng giám sát của mình và đưa thêm nhiều kẻ gây ô nhiễm ra trước pháp luật”.

“Hiện nay chúng tôi có thể phân biệt hàng trăm chất khí có thể gây hại cho sức khỏe con người”. Chất gây ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn, có thể do các xí nghiệp công nghiệp thải ra, và cũng có thể phát sinh từ các bãi rác hay cống rãnh.

Ông Liu cho biết nhóm “chuyên gia ngửi” là một sự bổ sung cần thiết cho những thiết bị khoa học của trạm nhằm khám phá ra những tổ chức, cá nhân đã gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như công ty hóa chất, xí nghiệp cao su, doanh nghiệp xử lý chất thải, v.v…

Theo ông, trạm cũng sử dụng những thiết bị để đo nồng độ của các chất gây ô nhiễm, nhưng không có gì thay thế được mũi người. Ông nói: “Máy móc có thể phân tích chính xác nồng độ của một chất khí cụ thể nào đó, nhưng khi những chất khí hòa quyện vào nhau thì dữ liệu do máy cung cấp lại trở nên không đáng tin cậy… Hơn nữa, máy cũng không thể cho biết những chất đó gây khó chịu như thế nào với con người”.

Ông cũng cho biết: Công việc của các chuyên gia ngửi không dễ chịu chút nào. Trong quá trình huấn luyện, họ phải ở thường xuyên trong phòng thí nghiệm để ngửi hết chất khó chịu này tới mùi kinh khủng khác”.

Theo tờ China Daily, do đặc điểm của công việc, loại nghề mới này không có tính ổn định lâu dài như những nghề nghiệp khác. Cứ sau một thời gian thì đội ngũ chuyên gia ngửi này cần phải được thay đổi, vì “chức năng khứu giác của con người sẽ suy giảm dần theo tuổi tác”.

Ông Liu cho biết nhóm sẽ sớm được cấp chứng nhận hành nghề để họ có thể bắt đầu công việc với thời hạn hợp đồng là 3 năm. Hiện chưa có thông tin về ảnh hưởng tiềm tàng của công việc đặc biệt này đối với sức khỏe của các chuyên gia ngửi.

Nhóm “chuyên gia ngửi” sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Trong ảnh: thành phố Quảng Châu trong làn sương khói (Ảnh: Reuters)

Minh Quang

Theo AFP, Reuters, VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video