Phát hiện phiên bản song sinh của hệ Mặt Trời

Các nhà thiên văn Đức vừa tìm thấy một hệ hành tinh có kiểu phân bố giống Thái Dương Hệ, với những hành tinh đá ở phía trong và những hành tinh khí ở phía ngoài.

>>> Phát hiện dạng hệ hành tinh mới

Một nhóm chuyên gia Đại học Gottingen phát hiện GJ676A, tên của hệ hành tinh nói trên. Nó có hai hành tinh đá gần ngôi sao và hai hành tinh khí ở vị trí xa hơn. Trong hệ Mặt Trời, 4 hành tinh đá gần mặt trời hơn 4 hành tinh khí. Tuy hiên, GJ676A lớn hơn rất nhiều lần so với hệ Mặt Trời. Hành tinh đá nhỏ nhất trong GJ676A có khối lượng gấp 4 lần địa cầu, National Geographic đưa tin.

Quỹ đạo dài của những hành tinh khí trong GJ676A và quỹ đạo ngắn của những hành tinh đá là lý do khiến các nhà thiên văn gọi nó là “phiên bản song sinh của hệ Mặt Trời”.

Mới đây các nhà thiên văn cũng phát hiện nhiều hệ hành tinh khác. Chẳng hạn, HD10180, tên của một hệ hành tinh, có tới 9 hành tinh xoay quanh một ngôi sao. Đây là hệ có nhiều hành tinh nhất mà con người từng phát hiện.

Tuy nhiên, HD10180 chỉ có hành tinh khí và chúng nằm tương đối gần ngôi sao. Ngược lại, GJ676A có cả hành tinh khí và đá.

“Một hành tinh khí của GJ676A xoay một vòng quanh ngôi sao trong 4.000 ngày”, Guillem Anglada Escude, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Đại học Gottingen, phát biểu.

Theo VNE, Nationalgeographic
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video