Phát hiện ra màu sắc khiến bạn mất ngủ

Người ta thường bảo bạn “tránh xa màn hình máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ”, nhưng chính xác thì vấn đề nằm ở đâu trên màn hình?

Theo một nghiên cứu mới nhất trên tạp chí Sleep, "kẻ có tội" là màu lục lam (cyan) - màu này thường phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Manchester phát hiện mức độ ánh sáng màu lục lam cao từ màn hình có thể gây suy giảm hoạt động sản xuất melatonin trong cơ thể, khiến bạn bớt buồn ngủ và tỉnh táo hơn. Nhờ vào đó, nhóm này đã tạo ra một loại màn hình mới giúp nhiều người thoát khỏi cảnh mất ngủ.


Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó có ánh sáng màu lục lam từ màn hình điện thoại - (Ảnh: Napialvas.hu).

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã ghi nhận mức độ ánh sáng lục lam cao đã khiến các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm trở nên tỉnh táo hơn so với mức độ thấp.

Họ khẳng định bằng cách đo nồng độ melatonin - hay còn gọi là hormone ngủ, được sản xuất ra khi cơ thể nghĩ rằng trời đã tối. Nồng độ họ đo được khác nhau tương ứng với mỗi mức độ ánh sáng lục lam riêng. Độ sáng lục lam càng cao, nồng độ melatonin họ tìm thấy càng ít.

Giáo sư Rob Lucas phát biểu: "Kết quả này rất thú vị vì chúng tôi nhận ra ánh sáng màu lục lam có khả năng ảnh hưởng đến giấc ngủ, và tìm ra cách để cải tiến thiết kế màn hình hiển thị.

Chúng tôi đã tạo ra màn hình riêng khắc phục vấn đề bằng cách điều chỉnh bộ phận trình chiếu dữ liệu, hy vọng dạng thiết kế này sẽ được áp dụng trên mọi màn hình trong thời gian tới".

Thiết kế mà họ nhắc đến mang tên "màn hình melanopic" (melanopic là từ đồng nghĩa với melatonin) cho phép người dùng điều chỉnh mức độ ánh sáng màu lục lam tỏa ra từ màn hình.

Trên màn hình máy tính và tivi thông thường, màu lục lam được tạo ra qua việc kết hợp ánh sáng màu xanh lá và xanh da trời. Thậm chí họ còn cho biết công nghệ mới này sẽ làm chất lượng hình ảnh sắc nét hơn.

Lucas khẳng định: "Thiết kế mới này giúp người trẻ nghiện smartphone dễ ngủ hơn và hỗ trợ những người cần làm việc với máy tính vào ban đêm".

Cập nhật: 29/06/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video