Phát hiện rùa từ thời kỳ khủng long

Sinh vật tiền sử đầu tiên giống loài rùa hiện đại ngày nay mới được phát hiện ở một mỏ đá thuộc Anh.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy con bò sát 120 triệu năm tuổi có màng chân dày và bàn chân hình mái chèo ở miền Nam Nova Olinda, Brazil. Nó có từ kỷ Phấn trắng muộn, thời điểm khủng long ngự trị trái đất.

Theo Sarah Fielding và cộng sự tại Đại học Portsmouth, con vật có thể là một trong những con rùa đầu tiên biết bơi. Thực tế, các hoá thạch có từ 200 triệu năm trước đều cho thấy các sinh vật thuộc dòng họ rùa trông giống rùa cạn hơn, và không thể bơi như rùa biển.

"Khía cạnh quan trọng nhất của con rùa này là nó là một sinh vật chưa từng được nhận diện, và sự ấn tượng của bàn chân giống mái chèo ở chân sau. Nó cho thấy con rùa vào thời điểm đó nửa trên cạn, nửa dưới nước", Fielding nói.

Con vật thuộc về nhóm Araripemys barretoi, sống từ kỷ Phấn trắng muộn. Nhiều mỏ đá cùng thời kỳ khác ở Brazil cũng lưu giữ nhiều hoá thạch rùa thuộc nhóm này.

Tuy nhiên, con vật mới có tên là A. arturi, khác biệt ở một số điểm quan trọng. Trong khi A. barretoi có móng hình mũi tên, sinh vật mới này có những móng rất đơn giản.

Fielding cho biết con rùa tiền sử có thể giống loài rùa nước ngọt Trionyx ngày nay. Nó ăn cá, ếch, tôm, ốc và một số con chim nhỏ.

M.T. (Discovery)

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video