Phát hiện sếu cổ đen quý hiếm ở Ấn Độ

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã Thế giới (WWF) ở Ấn Độ cho biết, 7 con sếu cổ đen vừa được phát hiện ở thung lũng Zemithang ở huyện Tawang, tỉnh Arunachal Pradesh (Ấn Độ), thuộc loài chim quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao khi số lượng cá thể sếu cổ đen giảm nhanh trong những năm qua.

>>> Anh: Sếu trở về sau 400 năm

Theo đó, 7 con sếu cổ đen đã được phát hiện từ hai khu vực bảo tồn cộng đồng duy nhất ở tỉnh Arunachal Pradesh là Lham Tsering thuộc Khu vực bảo tồn cộng đồng Pangchen Lumpo Muchat và Kokti thuộc Khu vực bảo tồn cộng đồng Pangchen Lakhar.

Trong suốt mùa đông, đàn chim sếu này thường bay đến thung lũng Zemithang, Phobjika và Bomdaling ở Bhutan để trú đông tránh rét.

Theo WWF, số lượng sếu đi trú đông được được tìm thấy ở Quinghai trên cao nguyên Vân Nam - Quý Châu và ở phía đông bắc Bhutan. Thung lũng Zemithang là một trong hai môi trường sống tránh rét duy nhất cho sếu cổ đen ở Ấn Độ.


Sếu cổ đen quý hiếm ở Ấn Độ. (Ảnh: The Hindu)

Sếu cổ đen được phân loại là loài dễ bị tổn thương và được xếp vào phụ lục loại 1 trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 2003.

Được biết, đến nay, số lượng sếu cổ đen ở khắp nơi trên thế giới ước tính còn khoảng 11.000 con, cả hoang dã và đang được bảo vệ bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video