Phát hiện sinh vật kì lạ dưới biển sâu 1.300m

Một máy ảnh đặc biệt đã được các nhà khoa học đưa xuống độ sâu 1.300m dưới bề mặt đại dương và phát hiện ra một sinh vật kỳ lạ.

Trong cảnh quay được máy quay ghi lại, sinh vật kỳ lạ nhìn giống như một bộ rễ cây đang di chuyển có nhiều xúc tu.


Sinh vật kỳ lạ dưới độ sâu 1.300m dưới mặt nước biển.

Một số người cho rằng sinh vật kỳ lạ đang trôi nổi nhìn giống như một loại rễ cây nào đó hơn là động vật biển. Một số người khác lại nghĩ đến đây là một loài sinh vật giống sứa hay mực hơn.

Tuy nhiên, một chuyên gia nghiên cứu biển sâu đã xác định được sinh vật này thực chất là một loài sinh vật đặc biệt có tên Siphonophore. Đây là loài vật kỳ lạ nhất trên thế giới bởi các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được Siphonophores là một loài sinh vật hay nhiều loại sinh vật cấu thành.

Siphonophores có hình dạng trông giống sứa nhưng thuộc chủng Cnidaria lại giữa san hô, sứa biển và là một trong những loài dài nhất thế giới - khoảng 50m.

Loài sinh vật này có thân hình dài, mỏng, nhìn trong suốt, cư trú nhiều nhất ở vùng biển thuộc Bồ Đào Nha.

Siphonophore là loài động vật kỳ lạ nhất thế giới còn ở chỗ nó không phải là một sinh vật đơn độc, mà là một quần thể tập hợp chung nhiều cá thể nhỏ gọi là zooid, mỗi zooid có những nhiệm vụ riêng để góp phần vào cả quần thể.

Cập nhật: 21/11/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video