Phát hiện thêm 2 Mặt trăng quay quanh sao Mộc

Các nhà khoa học của viện khoa học Carnegie cho biết, họ vừa phát hiện thêm 2 Mặt trăng đang bay xung quanh sao Mộc, nâng tổng số Mặt trăng của hành tinh này lên 69 cá thể.


Ảnh minh họa sao Mộc (Ảnh: iflscience).

Mặt trăng mới

2 Mặt trăng có tên lần lượt là S/2016 J1 và S/2017 J1, chúng được đặt theo ngày phát hiện trên bầu trời. Chữ “S” trong satellite nghĩa là vệ tinh và chữ “J” trong Jupiter nghĩa là sao Mộc.

Cả 2 vệ tinh trên được cho là có đường kính lần lượt vào khoảng 1 km và 1,2 km. Chúng bay xung quanh sao Mộc với khoảng cách 21 triệu km và 24 triệu km. Ngoài ra, S/2016 J1 cũng mất 1.65 năm và S/2017 J1 mất 2.01 năm để hoàn thành 1 vòng quay.

Ngoài ra, chúng còn có độ nghiêng cao khoảng 140 đến 149 độ (so với mặt phẳng của sao mẹ). Quỹ đạo của 2 Mặt trăng cũng rất kỳ lạ; lúc thì chúng bay nhanh và rất sát hành tinh, lúc thì bay chậm và cách xa.

Còn nhiều Mặt trăng chưa được tìm thấy đang quay quanh sao Mộc

Scott Sheppard – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các Mặt trăng trên được quan sát lần đầu tiên trên bầu trời lần lượt vào tháng 3/2016 và tháng 3/2017 bằng kính thiên văn Subaru ở Mauna Kea, Hawaii.

Trong khi đang tìm kiếm dấu hiệu của hành tinh thứ 9 ở bên ngoài Hệ Mặt trời, các chuyên gia đã vô tình phát hiện thấy hình ảnh của 2 hành tinh này xuất hiện gần sao Mộc; có khả năng là còn nhiều Mặt trăng như thế này gần đó nữa.


Hình ảnh 2 Mặt trăng mới bị kính thiên văn học bắt được khi bay ngang sao Mộc. (Ảnh: iflscience).

"Ở những chiến dịch quan sát như thế này, các nhà khoa học đã tìm thấy hầu hết các vệ tinh đang quay quanh ngôi sao trên. Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng có thể phát hiện thêm một số vệ tinh mới cũng như làm mất dấu một số cá thể khác”, Sheppard viết trên blog của mình.

"Chúng tôi cũng có thể vô tình tìm được nhiều hơn 2 vệ tinh mới trong các lần quan sát vào năm 2017; nhưng phải chờ đến lần tái quan sát năm 2018, các nhà khoa học mới dám khẳng định là cái nào mới, cái nào cũ và những cái nào bị mất dấu".

Đây cũng là những vệ tinh mới đầu tiên được phát hiện xung quanh sao Mộc kể từ lần cuối vào năm 2011. Ở thời điểm đó, cũng Sheppard và nhóm của ông tìm thấy 2 Mặt trăng khác có kích thước tương tự như trên.

Tất cả những vệ tinh có đường kính lớn hơn 100 km đều đã được phát hiện khi Voyager 1 bay ngang vào năm 1979.

Vậy là với phát hiện mới này, sao Mộc chắc chắn sở hữu 2 danh hiệu nổi bật. Thứ nhất, nó là hành tinh có nhiều Mặt trăng nhất (69 cá thể); và thứ hai, nó cũng là hành tinh cổ nhất trong Hệ Mặt trời.

Cập nhật: 18/06/2017 Theo Khám Phá
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video