Phát hiện thời điểm xuất hiện của virus Ebola đầu tiên trên thế giới

Các nhà nghiên cứu cho biết, virus Ebola đã tồn tại từ khoảng hơn 20 triệu năm trước.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra, chủng loại virus Ebola đã xuất hiện cách đây rất lâu. Theo đó, loài virus Filovirus - một chủng virus trong đại gia đình Ebola đã xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm, trong khi virus Marburg đã có ít nhất 16 - 23 triệu tuổi.

Các chuyên gia cho biết, loài virus Filovirus có khả năng đã tồn tại trong kỷ nguyên Miocene và được chứng minh qua sự tương tác của nó với các loài động vật có vú trong thời gian dài - khoảng vài triệu năm.

Tiến sĩ Derek Taylor thuộc ĐH Buffalo cho biết: "Phát hiện này sẽ cung cấp cho chúng tôi cơ sở để tìm hiểu về nguồn gốc tiến hóa của Ebola, từ đó giúp xác nhận một cách cụ thể về tác nhân gây bệnh kinh hoàng trong thời gian qua".

Không những thế, thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm trùng, các chuyên gia còn phát hiện ra nguồn gốc lịch sử cũng như sự tiến hóa của hóa thạch gene virus.

Kết quả cho thấy, virus Ebola và virus Marburg có tổ tiên chung và xuất hiện từ 16 - 23 triệu năm trước.

Nghiên cứu về hóa thạch gene có tên gọi là VP35 xuất hiện ở 4 loài động vật gặm nhấm khác nhau: 2 loài chuột đồng và hai chú chuột đồng. Qua đó, các chuyên gia nhận thấy, những loài động vật gặm nhấm có hàng tỷ cặp "base AND" trong gene.

Do đó, tỷ lệ một gene virus chèn lên vị trí tương tự ở các loài khác nhau tại thời điểm khác nhau là khá nhỏ. Do vậy, có khả năng nó đã chèn vào gene tổ tiên của loài gặm nhấm đó.

Từ đây, tiến sĩ Derek Taylor cho biết, tìm hiểu về sự tiến hóa cũng như tương tác giữa virus Ebola và Filovirus, chúng ta có cơ hội tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng giữa virus vs sinh vật trong rừng nhiệt đới, côn trùng, động vật có vú và con người.

Các ổ dịch Ebola đầu tiên được phát hiện vào năm 1976 và các nhà khoa học vẫn biết khá ít về thông tin lịch sử của loại virus này. Sự khan hiếm và giống nhau giữa hai chủng virus Ebola là Marburg được cho là có liên quan đến cái chết của nhân viên y tế Uganda vừa qua.

Tiến sĩ Jeremy Bruenn - đồng tác giả nghiên cứu cho hay, hiểu hơn về Filovirus sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tổ tiên của chủng virus Ebola, từ đó có thể tìm ra cách để ngăn chặn những tác nhân gây bệnh của chúng.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí PeerJ.

Theo Mask, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video