Phát hiện tiền vàng 2.300 tuổi quý hiếm và những bình cổ chứa xương kì dị

Các nhà khảo cổ ở Tunisia đã khai quật được những đồng tiền vàng 2.300 năm tuổi quý hiếm và những chiếc bình chứa xương của động vật, trẻ sơ sinh và trẻ sinh non từ thành phố cổ Carthage.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những ngôi mộ và 5 đồng tiền vàng gần tàn tích của ngôi đền Tafat El Bony, nằm trên một ngọn đồi ở ngoại ô Tunis. Ngôi đền từng là một tượng đài ở vùng nông thôn dành riêng cho các vị thần Baal Hammon và Tanit, Bộ Văn hóa Tunisia cho biết trong một tuyên bố trên Facebook.


Tiền vàng được khai quật từ một ngôi đền ở Carthage cổ đại mô tả nữ thần Tanit và có thể đã được những người thờ cúng giàu có để lại cùng với các vật chôn cất như một lễ vật dâng lên các vị thần.

Carthage là một bang hùng mạnh được thành lập bởi người Phoenicians - một dân tộc đến từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải, còn được gọi là Levant - vào thế kỷ thứ chín trước Công nguyên. Thành phố này phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên và phát triển thành một đế chế thương mại lớn với ảnh hưởng trên phần lớn lưu vực Địa Trung Hải.

Carthage và Cộng hòa La Mã đã trở thành những đối thủ lớn và chiến đấu trong Chiến tranh Punic kéo dài từ năm 264 trước Công nguyên và 146 B.C, kết thúc khi người La Mã phá hủy thành phố Bắc Phi. Một Carthage La Mã mới được xây dựng trên đống đổ nát và phần còn lại của cả hai ngày nay được đưa vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.

Theo đài truyền hình Shems FM của Tunisia, những đồng tiền vàng mới tìm thấy có đường kính chỉ dưới 2,5 cm và mô tả nữ thần cổ đại Tanit - biểu tượng của khả năng sinh sản và tình mẹ của người Carthage.

Đại diện Bộ Văn hóa cho biết, những đồng xu này là một phát hiện hiếm hoi, phản ánh sự phong phú của giai đoạn lịch sử đó và khẳng định giá trị văn hóa của Carthage.

Tập tục hiến tế trẻ em?

Các nhà khảo cổ cho biết, những người Carthage giàu có có thể đã để lại những đồng xu như một món quà cho các vị thần, nhưng vẫn chưa rõ liệu những đứa trẻ được chôn cất đã bị hiến tế hay chết vì nguyên nhân tự nhiên. Trong thế kỷ qua, các cuộc khai quật ở Carthage đã khai quật được hàng ngàn bia mộ và bình chứa hài cốt của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi mà một số chuyên gia tin rằng có thể là vật hiến tế.

Josephine Crawley Quinn, giáo sư lịch sử cổ đại tại Đại học Oxford ở Anh, cho biết trong một tuyên bố năm 2014: “Bằng chứng khảo cổ, văn học và tài liệu về việc hiến tế trẻ em là quá nhiều. Có lẽ đó là vì lòng sùng tôn giáo sâu sắc, hoặc sự hy sinh có thể mang lại tốt đẹp cho gia đình hoặc cộng đồng".

Các đoạn trong Kinh thánh Kitô giáo mô tả sự hiến tế trẻ em cho vị thần Baal Hammon của người Carthage, và các câu chuyện Hy Lạp và La Mã cũng kể lại những cảnh đẫm máu về những vụ giết trẻ sơ sinh, nhưng việc kiểm tra kỹ các hài cốt được tìm thấy tại một khu vực nghi ngờ là nơi hiến tế cho thấy đó là một nghĩa trang thường xuyên dành cho trẻ sơ sinh và bào thai.

Một số chuyên gia tin rằng, những chiếc bình và ngôi mộ được phát hiện ở Carthage trong thế kỷ qua là dấu tích của việc chôn cất những đứa trẻ chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Patricia Smith, nhà nhân chủng học sinh học và giáo sư danh dự tại Đại học Do Thái ở Jerusalem, cho biết: "Người Carthage là những người đi biển. Họ cần gỗ để đóng tàu, làm vải hoặc làm công cụ. Do đó, có khả năng người Carthage chỉ sử dụng tài nguyên gỗ để hỏa táng trẻ sơ sinh như một nghi lễ hiến tế”.

Cập nhật: 24/08/2023 Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video