Một người dân đã phát hiện chiếc trống đồng Đông Sơn ở huyện Sơn Lăng. Đây là một bằng chứng cho thấy tại vùng tây Quảng Ngãi đã có sự giao thoa giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn.Trống đồng truyền thống Đông Sơn. (Ảnh: wikipedia)
Trong khi rà sắt phế liệu, ông Nguyễn Văn Luân ở xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà đã phát hiện một trống đồng trong lòng hồ thủy điện xã Sơn Lăng. Chiếc trống được chôn úp ở độ sâu khoảng 0,3 m, vỡ nát nhiều mảnh, đường kính mặt trống rộng 44 cm, chiều cao khoảng 28 cm.
Hoa văn trên mặt trống vẫn còn rõ, phần giữa có hình ngôi sao 12 tia, núm giữa hơi nhô. Bao quanh ngôi sao là băng hoa văn gồm các đường sọc đứng, các băng hoa văn chữ S nằm ngang. Ở mép rìa của mặt trống có 4 tượng cóc xoay theo ngược chiều kim đồng hồ.
Theo tiến sĩ khảo cổ Đoàn Ngọc Khôi, chuyên viên Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi, đây là một trống đồng Đông Sơn loại 1. Sự có mặt của nó ở vùng tây Quảng Ngãi cho thấy ở đây đã có sự giao thoa giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn.