Phát hiện văn tự cổ thời nhà Nguyễn

Chiều (4/7), ông Hồ Bách Khoa, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (xã Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, trong quá trình thực hiện chuyên đề nghiên cứu về văn tự cổ, nhóm khảo cứu thuộc ban quản lý di tích này phát hiện 15 bản văn tự cổ thời nhà Nguyễn.

>>> Phát hiện văn tự cổ 4000 năm trước


Số văn tự được viết bằng chữ Hán trên giấy gió với nét chữ mảnh, rõ và sắc nét.

Theo ông Khoa, số văn tự cổ này được phát hiện tại nhà thờ Nguyễn Bật Lãng, làng Mật Thiết, xã Kim Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Số văn tự được viết bằng chữ Hán trên giấy gió với nét chữ mảnh, rõ và sắc nét.

Các nhà nghiên cứu ban đầu khẳng định số văn tự cổ vừa phát hiện là những sắc chỉ thuộc các triều vua Minh Mạng, Tự Đức, Thiệu Trị sắc chuẩn bổ chức cho ông Nguyễn Thoan và Nguyễn Nhạ, người của làng Nguyệt Úc, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An nay huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Ngoài ra tại nhà thờ Nguyễn Bật Lãng còn phát hiện thêm 13 đạo sắc cổ có niên đại thời Lê và thời Nguyễn. Số sắc phong này phần lớn đã đã bị rách nát và do con cháu hậu duệ của Nguyễn Bật Lãng lưu giữ.

"Hiện nay nhóm khảo cứu đang tiếp tục tìm hiểu nội dung các văn tự, sắc cổ. Có thể nói những văn tự cổ này liên quan đến các nhân vật lịch sử", ông Khoa nói.

Theo Infonet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video