Phát minh & sản phẩm mới

Thiết bị báo cháy và động đất

Công ty Ubukata Industries (Nhật) vừa phát triển thành công thiết bị báo động Khói và Động đất, giúp cảnh báo người dùng trong trường hợp có lửa cháy và địa chấn. Thiết bị nhỏ gọn này có bộ cảm biến động đất ở cường độ từ 5 độ Richter trở lên và có đèn để dùng trong tình huống mất điện.

Xe hơi không kén nhiên liệu

Trước tình hình nhiên liệu hóa thạch đang dần được thay thế bởi các loại năng lượng tái sinh có lợi cho môi trường và xe sử dụng nhiên liệu thay thế bắt đầu được giới tiêu dùng ưa chuộng, nhà thiết kế Obvio ở Brazil hợp tác với hãng xe hơi Lotus (Mỹ) phát triển sản phẩm Tribrid có thể chạy bằng bất kỳ hỗn hợp nhiên liệu như xăng, ethanol sinh học, khí tự nhiên hoặc chạy bằng điện. Ô-tô 3 người ngồi này dài 3,2 m, dự kiến sẽ được tung ra cuối năm 2008 với giá khoảng 59.000 USD.

Tủ lạnh theo dõi thực phẩm

Đây là dòng sản phẩm dự kiến sẽ được Samsung - nhà sản xuất hàng gia dụng điện tử lớn thứ hai ở Hàn Quốc - tung ra thị trường trong 2-3 năm tới. Theo các nhà nghiên cứu Samsung, loại tủ lạnh này, được trang bị công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), sẽ thông báo cho chủ nhà biết mỗi khi thực phẩm thường dùng như sữa, nước trái cây... sắp hết. Ngoài tính năng “nhắc nhở”, tủ sẽ gợi ý cho bạn công thức chế biến thực phẩm sử dụng những nguồn có sẵn. Khi đến chợ hoặc siêu thị, thông qua điện thoại di động, người nội trợ có thể kiểm tra những thực phẩm nào trong tủ lạnh cận hoặc hết đát và những loại nào cần bổ sung thêm. Tủ lạnh cũng có thể đảm nhận công việc kiểm tra thực phẩm và lên danh sách những món cần mua nếu được lập trình trước. Trong ảnh: Một mẫu tủ lạnh công nghệ cao của Samsung.

Máy nói “câm

Các nhà khoa học Mỹ ở Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đang phát triển hệ thống nhận dạng giọng nói có thể hiểu và truyền tải từ ngữ không được nói thành tiếng. Nói một cách dễ hiểu đây là công nghệ hiểu lời nói nhưng không cần nghe âm thanh. Hệ thống sử dụng điện cực gắn vào cổ họng để nhận biết những tín hiệu điện não - được truyền từ não đến lưỡi và dây âm thanh ở thanh quản khi chúng ta đọc hoặc nói thầm - và chuyển chúng thành văn bản hay lời nói của máy tính (lời nói nhân tạo).

Trong tương lai, công nghệ này có thể được dùng để giao tiếp trong môi trường có nhiều tiếng ồn như lính cứu hỏa, thợ lặn... hay thực hiện các cuộc điện đàm bí mật.


(Ảnh: Nationalgeographic)

MAI NGỌC - H.Q

Theo KoreaTimes, National Geographic, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video