Phát triển mô thận từ tế bào gốc

Các nhà khoa học tại Nhật đã phát triển thành công mô thận người từ tế bào gốc, đem đến hy vọng cho hàng triệu người có nội tạng bị hư hại, theo AFP.

Tế bào gốc vốn có khả năng được "lập trình" để trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể người.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Kenji Osafune đến từ Trường đại học Kyoto (Nhật) đứng đầu, tìm cách làm cho những tế bào gốc phát triển thành mô thận.


Tế bào gốc được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: Shutterstock)

Thận vốn có cấu trúc phức tạp và không dễ chữa trị một khi đã bị hư hỏng.

Nhưng nghiên cứu mới đã tìm ra cách để các cơ quan nội tạng có thể tự hồi phục.

Nhóm các nhà khoa học đã tạo ra được mô trung bì từ tế bào gốc. Mô trung bì là hình thức trung gian giữa tế bào gốc chưa được "lập trình" và mô thận hoàn chỉnh.

Có khoảng 200 loại tế bào trong cơ thể người nhưng những mô này chỉ phát triển thành 3 loại tế bào. Đó là tế bào tuyến thượng thận, tế bào sinh sản và tế bào thận.

Mô trung bì trung gian này có thể tiếp tục được nuôi cấy trong ống nghiệm hoặc được đưa vào cơ thể người để phát triển thành tế bào thận.

Nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san Nature Communications.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video