Phát triển thành công cột sống nhân tạo giúp người bị liệt đi lại bình thường

Tiến sỹ Oxley cũng tự hào cho biết thiết bị này sẽ hạn chế những nguy cơ rủi ro nhiễm trùng của những ca phẫu thuật gắn chip điện tử vào não trước đó vì bộ não hoàn toàn không phải chịu tác động của dao kéo.

Các chuyên gia nghiên cứu của Đại học Melbourne và bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Australia) đã chế tạo thành công một thiết bị có tên "bionic spine" - tạm dịch là cột sống nhân tạo - có thể cấy trực tiếp vào mạch máu trên bộ não để đọc các tín hiệu thần kinh gửi tới những thiết bị hỗ trợ như chân, tay giả hay các bộ đồ exoskeleton đắt tiền. Từ đó, các bệnh nhân bị liệt sẽ có thể dễ dàng đi lại như người bình thường mà không gặp vấn đề gì.


Các nhà khoa học đã phát triển thành công cột sống nhân tạo.

Tác giả của nghiên cứu này, tiến sỹ Thomas Oxley, cho biết: "Mục đích của việc chế tạo ra cột sống nhân tạo này là hoàn trả chức năng và khả năng hoạt động của chân, tay cho các bệnh nhân bị liệt hoàn toàn từ nửa thân cho đến toàn thân. Các tín hiệu chỉ huy từ não bộ sẽ được xử lý và truyền tải đến các bộ phận hỗ trợ với tốc độ không khác gì người bình thường, do đó có thể coi đây là một dạng tủy sống thay thế". Bên cạnh đó, tiến xỹ Oxley cũng nói rằng tiến bộ lớn nhất của phát minh này là kích thước nhỏ gọn của nó - dài 3cm và chiều rộng chỉ vài milimet.

Điều này khiến công việc phẫu thuật cấy ghép trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi các bác sỹ chỉ cần mổ 1 vết nhỏ ở phần gáy của bệnh nhân và thả thiết bị này vào là nó sẵn sàng hoạt động. Sau khi theo các mạch máu tiếp cận khu vực vỏ não kiểm soát hoạt động của các cơ bắp, cột sống nhân tạo đã sẵn sàng để giúp các bệnh nhân bại liệt thực hiện những bước đi hoặc những cái bắt tay đầu tiên sau một thời gian dài. Toàn bộ quá trình phẫu thuật và kích hoạt thiết bị này chỉ diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ. Tiến sỹ Oxley cũng tự hào cho biết thiết bị này sẽ hạn chế những nguy cơ rủi ro nhiễm trùng của những ca phẫu thuật gắn chip điện tử vào não trước đó vì bộ não hoàn toàn không phải chịu tác động của dao kéo.


Thiết bị này đã chứng minh công hiệu của mình với cừu và 3 bệnh nhân hỏng tủy sống đầu tiên.

Sau khi cột sống nhân tạo được cấy ghép thành công, các điện cực nhỏ xíu sẽ gắn chặt vào thành tĩnh mạch và tiếp nhận những xung thần kinh điều khiển từ khu vực vỏ não kiểm soát hoạt động của cơ bắp. Những tín hiện này sẽ được chuyển tiếp qua các bộ phận hỗ trợ như đã liệt kê ở phần đầu bài viết, thậm chí các bệnh nhân có thể điều khiển những chiếc máy tính thông qua kết nối bluetooth. Đội ngũ nghiên cứu cho biết, các bệnh nhân bị liệt trong thời gian dài sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với thiết bị này nên họ đã soạn hẳn một giáo án tập luyện để hướng dẫn những người bệnh làm quen với cuộc sống mới.

Thực tế, đây không phải thiết bị đầu tiên có thể làm được những điều này nhưng với kích thước nhỏ gọn cùng quá trình cấy ghép đơn giản thì phát minh này cũng có thể coi là một bước tiến đáng kể. Hiện tại, thiết bị này đã chứng minh công hiệu của mình với cừu và 3 bệnh nhân hỏng tủy sống đầu tiên đến từ bệnh viện Hoàng gia Melbourne đã tình nguyện tham gia chương trình thử nghiệm lâm sàng trên người vào năm 2017.

Cập nhật: 15/02/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video