Phẫu thuật thành công một bào thai mắc dị tật hiếm ở não

Một bào thai còn trong bụng mẹ mắc dị tật hiếm gặp được các bác sĩ phẫu thuật não để sửa chữa một mạch máu bị dị dạng và em bé đã ra đời khỏe mạnh.

Thai nhi mắc VOGM sẽ khiến một số động mạch nhất định trong não không liên kết với các mao mạch, các mạch máu bị phân nhánh, mỏng manh, làm giảm lưu lượng máu.

Đồng thời, nó khiến các động mạch vận chuyển máu vào các tĩnh mạch ở đáy não và lưu thông với áp suất cao.


Ở những thai nhi mắc dị tật hiếm gặp được gọi là dị dạng tĩnh mạch Galen (VOGM) khiến một số động mạch trong não kết nối trực tiếp với tĩnh mạch, thay vì các mao mạch (Ảnh: Wikimedia Commons).

Điều này có thể gây suy tim sung huyết, huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng huyết áp phổi), tổn thương và mất mô não hoặc hình thành bệnh não úng thủy (đầu to).

Trong một báo cáo mới được công bố vào ngày 4/5 trên tạp chí Stroke, các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston (Mỹ) và Bệnh viện Brigham and Women's (Mỹ) đã mô tả lại phương pháp phẫu thuật sửa chữa dị dạng cho thai nhi trước khi ra đời.

Nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp mới điều trị vấn đề dị dạng tĩnh mạch Galen (VOGM), một bất thường hiếm gặp ảnh hưởng đến các mạch máu ở mang máu chứa oxy từ tim đến não.

Trước đó, vào giữa tháng 3/2023, các bác sĩ đã thực hiện phương pháp này trên một thai phụ như một thử nghiệm lâm sàng của nghiên cứu.

Kenyatta Coleman khi siêu âm đã được chuẩn đoán thai nhi mắc dị tật VOGM ở tuần thứ 30 và cô đã được các bác sĩ làm thủ thuật "tử cung" khi thai được 34 tuần 2 ngày.

Hai ngày sau khi làm thủ thuật, Kenyatta Coleman bắt đầu vỡ nước ối và cô đã sinh con thành công bằng phương pháp sinh thường.

Đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh, nó được đặt tên là Denver Coleman.

Đáng chú ý, kể từ đó cho đến nay bé Denver đã không cần dùng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị phẫu thuật nào khác.

Kenyatta Coleman, mẹ của đứa bé xúc động chia sẻ với CNN: "Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng con bé khóc, niềm hạnh phúc của tôi không thể diễn tả thành lời khi thấy con bé chào đời khỏe mạnh. Đó là khoảnh khắc đẹp nhất trong đời".

Tiến sĩ Darren Orbach, bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston (Anh) người tham gia phẫu thuật cho biết: "Chúng tôi vui mừng thông báo rằng ở tuần thứ 6, đứa trẻ tiến triển rất tốt, không cần dùng thuốc, ăn uống bình thường, tăng cân và đã được trở về nhà mà không phát hiện dấu hiệu tiêu cực nào tác động lên não".

Bác sĩ Orbach giải thích: "Đây là bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này, điều quan trọng là chúng tôi phải tiếp tục thử nghiệm để đánh giá tính an toàn và hiệu quả ở những đứa trẻ khác.

Chúng tôi đã sửa chữa dị tật và ngăn chặn suy tim của thai nhi trước khi sinh thay vì cố gắng đảo ngược nó sau khi đứa bé ra đời".

Theo ước tính của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA), tỷ lệ thai nhi VOGM là 1 trên 60.000 ca sinh, vì thế đây được xếp vào loại dị tật thai nhi rất hiếm.

Thông thường, phương pháp điều trị vấn đề này là chặn các kết nối giữa động mạch và tĩnh mạch trong dị tật sau khi đứa bé được sinh ra.

Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng thành công, đôi khi có thể là quá muộn để ngăn ngừa tổn thương não gây tàn tật hoặc đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Cập nhật: 08/05/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video