Phi công AI đánh bại con người trong trận không chiến

Các nhà nghiên cứu trong quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc chiến một đối một giữa máy bay drone do AI điều khiển và máy bay do người lái trong bối cảnh thực.

Cỗ máy trí tuệ nhân tạo thể hiện hiệu suất ưu việt trong trận chiến và khiến đối thủ thường xuyên ở thế hạ phong. Nhóm nghiên cứu công bố kết quả chiến đấu thử nghiệm trên tạp chí Acta Aeronautica et Astronautica Sinica của Trung Quốc hôm 27/2, một tháng sau khi quân đội Mỹ cho biết phi công AI gần đây thực hiện nhiều nhiệm vụ thử nghiệm, bao gồm diễn tập chiến đấu trên máy bay tiêm kích F-16.


Máy bay do AI điều khiển (khoanh đỏ) đánh bại máy bay do phi công điều khiển từ xa. (Ảnh: Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc).

Trận không chiến bao gồm hai máy bay cánh cố định nhỏ, một do phi công AI trong cabin điều khiển và máy bay còn lại được điều phiển từ xa bởi phi công trên mặt đất. Khi trận chiến bắt đầu, phi công thật di chuyển trước để chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, phi công AI dự đoán được ý đồ của đối thủ, thực hiện nước đi đối phó và bám theo sát nút.

Máy bay do con người điều khiển lao chúi xuống để dụ máy bay do AI cầm lái đâm xuống đất. Phi công AI sau đó di chuyển tới vị trí phục kích và chờ đối thủ bay lên cao. Phi công thực thử các chiến thuật khác như giảm tốc đột ngột kết hợp thay đổi đường bay với hy vọng đối thủ sẽ bay quá mục tiêu trong cuộc rượt đuổi. Nhóm nghiên cứu dừng thử nghiệm sau khoảng 90 giây do phi công thực không thể thoát khỏi đối thủ AI.

Dự án được chỉ đạo bởi giáo sư Huang Juntao ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc ở tỉnh Tứ Xuyên, đơn vị chuyên phát triển và thử nghiệm công nghệ vũ khí tương lai. "Máy bay với khả năng tự động ra quyết định hoàn toàn có thể đánh bại con người về mặt tốc độ phản ứng", Huang và cộng sự kết luận.

Khi cua gấp, AI không cần phải cần đắn đo như con người, ví dụ máu rút khỏi não do lực hấp dẫn quá lớn hoặc lo sợ bị hại. Với khả năng tính toán siêu việt, nó có thể dự đoán chính xác hơn quá trình phát triển của trận chiến để giành thế chủ động khi đối đầu. Nhờ tiến bộ trong công nghệ tàng hình và biện pháp đối phó điện tử, 25 – 40% trận không chiến có thể diễn ra ở phạm vi gần trong tương lai. Nghiên cứu về trận chiến có giá trị lớn trong thực tế.

Nhóm nghiên cứu của Huang không nêu rõ chuyến bay thử nghiệm diễn ra ở đâu nhưng thời điểm rơi vào trước tháng 10/2022 khi nộp bài báo. Đưa AI vào ứng dụng trên bầu trời khó khăn hơn nhiều so với trên mặt đất. Nguồn tài nguyên vi tính hạn chế trên máy bay có thể hạ thấp đáng kể hiệu suất của phi công AI. Môi trường thực tế cũng phức tạp và khó dự đoán hơn nhiều so với mô phỏng tạo bởi mô hình toán học. Các kỹ sư sẽ phải cân nhắc kỹ chi phí và nguy cơ tai nạn. Huang và cộng sự cho biết thế hệ phi công AI tiếp theo đang được phát triển có thể học hỏi khi bay thực tế và cải tiến hiệu suất mà không cần hỗ trợ từ mặt đất.

Cập nhật: 06/03/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video