Một nhóm nhà khoa học đã đến sống và làm việc tại sa mạc ở Utah (Mỹ) - nơi có những đặc điểm tương đồng với sao Hỏa, để nghiên cứu về khả năng sống sót của con người khi đặt chân lên Hành tinh đỏ.
Dự án Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa (MDRS) đã sử dụng sa mạc ở Utah của Mỹ làm môi trường mô phỏng để nghiên cứu khả năng sống sót của con người ở điều kiện khắc nghiệt, nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh đưa con người lên Hành tinh đỏ trong tương lai.
Các nhóm phi hành đoàn gồm 6 nhà khoa học chuyên về địa chất, sinh học, máy móc,.., sẽ luân phiên nhau danh thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng để sống và làm việc tại Trạm nghiên cứu sa mạc sao Hỏa trên sa mạc ở Utah.
Trong thời gian này, họ sẽ thực hiện những công việc của các phi hành gia khi đặt chân lên hành tinh đỏ trong tương lai, như lấy mẫu đất đá từ bề mặt sao Hỏa và mang chúng về trạm MDRS, tiến hành các thí nghiệm khoa học sống và nghiên cứu địa hình và địa chất của hành tinh đỏ.
Khi khám phá ngoài trời, các nhà khoa học phải mặc trang phục dành cho các phi hành gia vũ trụ và mang theo bình dưỡng khí. Sau hoành thành các nhiệm vụ ngoài trời, họ sẽ trở về trạm MDRS. Tại đây, họ phải sống trong một không gian nhỏ với nước, điện, thực phẩm và ôxy rất hạn chế.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống trên “sao Hỏa” ở Trái đất:
Trạm MDRS được đặt tại sa mạc Utah (Mỹ) - nơi có những đặc điểm tương đồng với sao Hỏa.
Các nhà khoa học tình nguyện khám phá bên ngoài trạm MDRS.
Khi làm nhiệm vụ ngoài trời, các nhà khoa học phải trang phục
dành cho các phi hành gia vũ trụ và mang theo bình dưỡng khí.
Sạc mạc ở Utah có địa hình và điều kiện khí hậu tương đối giống hành tinh đỏ.
Các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu đất đá.
Một nhóm gồm 6 thành viên phải sống trong một không
gian nhỏ với nước, điện, thực phẩm và ôxy rất hạn chế.
Các thành viên chuẩn bị bữa ăn trong trạm MDRS.
Họ phải tính toán thực ăn hợp lý cho cả sứ mệnh.