Phi hành gia Nga sẽ lên không gian bằng tàu không gian Mỹ

Nga và Mỹ sẽ luân phiên sử dụng tàu không gian của nhau để thực hiện các sứ mạng chung trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Các phi hành gia của NASA và các phi hành gia Roscosmos sẽ sử dụng cả tàu vũ trụ của Nga và Mỹ cho các nhiệm vụ tới ISS, Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết ngày 15/3.


Hình ảnh đồ họa tàu không gian của Boeing và SpaceX - (Ảnh: Internet).

"Chúng tôi đã đồng ý với lãnh đạo NASA để bảo vệ các thỏa thuận và nguyên tắc hợp tác của chúng tôi. Các phi hành gia sẽ bay trên tàu Soyuz và chúng tôi sẽ sử dụng tàu vũ trụ của Mỹ", ông Rogozin nói.

Giám đốc Roscosmos cho biết thêm rằng tàu vũ trụ Mỹ sẽ cần phải có chứng nhận đủ điều kiện chuyên chở phi hành gia trước khi việc luân phiên dùng tàu vũ trụ của nhau lên không gian được thực hiện.

Ông Rogozin nói rằng điều này sẽ tạo ra một sự thay thế trong các sứ mệnh không gian có người lái đến ISS, khi hiện nhiệm vụ này chỉ một mình tàu Soyuz của Nga phải đảm nhiệm.

Kể từ năm 2011, tàu Soyuz của Nga là phương tiện duy nhất để đưa các phi hành gia quốc tế của cả Nga, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lên ISS. Hiện tại, SpaceX và Boeing đang phát triển tàu vũ trụ mới cho các nhiệm vụ có người lái.

Tàu vũ trụ của SpaceX là Dragon đã được phóng thử nghiệm lần đầu vào ngày 2/3, cập bến trạm ISS hôm 3/3. Tàu vũ trụ này sau đó đã tách khỏi ISS hôm 8/3 và đáp xuống Đại Tây Dương một cách an toàn.

Tuy nhiên, phải mất một thời gian dài nữa thì cả tàu vũ trụ của SpaceX và Boeing mới có khả năng nhận được chứng nhận đủ điều kiện chuyên chở phi hành gia.

Cập nhật: 19/03/2019 Theo motthegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video