Phi hành gia trên ISS bị một phen lo sợ

Ba phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã có một phen lo lắng sau khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ra cảnh báo trong ngày (23/11), họ phải vào trú ẩn trong tàu vũ trụ Soyuz để có thể an toàn nếu một mảnh vỡ vệ tinh đâm vào trạm.

Một mảnh vỡ của vệ tinh theo dõi thời tiết của Trung Quốc bị phá hủy năm 2007 đã bay đến gần ISS và có khả năng gây ra vụ va chạm, theo thông báo của NASA.


Hiện trên ISS có ba phi hành gia làm việc

Theo tính toán ban đầu, mảnh vỡ 10cm này bay cách ISS chỉ khoảng 850m vào lúc 16 giờ 43 phút chiều ngày 23/11 (giờ VN) và NASA cho biết, ba phi hành gia trên trạm là Anton Shkaplerov, Anatoly Ivanishin (cùng của Nga) và Dan Burbank (Mỹ) có thể phải nhanh chóng vào trú ẩn trên tàu Soyuz TMA-22.

Tuy nhiên ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh của Nga đã ra thông báo phủ nhận nguy hiểm mà các phi hành gia trên ISS có thể phải đối mặt, theo RIA Novosti. Đồng thời, NASA cũng hạ mức độ nguy hiểm của vụ việc và cho biết ISS vẫn nằm trong giới hạn an toàn với rác vũ trụ.

"Không có mối đe dọa va chạm giữa ISS và mảnh vỡ vệ tinh, các phi hành gia không cần phải vào trú ẩn trong tàu vũ trụ Soyuz bởi mảnh vỡ bay ngang qua cách trạm đến 170km", một phát ngôn viên của Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết.

Được biết, vệ tinh theo dõi thời tiết Fengyun 1C nặng gần 1 tấn của Trung Quốc vào tháng 1/2007 đã bị nước này dùng tên lửa bắn hủy. Vụ bắn phá này đã để lại hơn 150.000 mảnh vỡ bay quanh quỹ đạo trái đất, theo ước tính của NASA.


Tàu Soyuz

Các mảnh rác vũ trụ trên là mối nguy hiểm thường trực đối với ISS và các các vệ tinh đang còn hoạt động khác. Tuy nhiên, trong 11 năm có sự hiện diện của con người trên trạm, các phi hành gia chỉ có hai lần phải vào trú khẩn cấp trên tàu Soyuz để có thể ngay lập tức rời trạm nếu có vụ va chạm xảy ra.

Đó là vào tháng 3/2009, một đoạn kim loại (của động cơ tên lửa vệ tinh) bay cách trạm có 5km, buộc ba phi hành gia phải ở trong tàu Soyuz 10 phút. Còn trong tháng 6/2011, một vật thể khác cách trạm có 300m, khiến sáu phi hành gia lập tức phải di chuyển vào hai tàu Soyuz trú ẩn chờ nguy hiểm qua đi.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video