Phổ biến kiến thức về sóng thần

''Khi đang ở bãi biển, nếu bạn cảm thấy có động đất và nhận thấy nước biển đột nhiên rút ra xa, hãy nghĩ rằng sóng thần có thể đang đến gần, khẩn trương chạy đến khu vực đất cao ngay lập tức...''. Đó là một trong 15 nội dung kiến thức phổ thông về sóng thần vừa được Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia phát hành miễn phí nhằm phổ biến cho những người dân ven biển để họ chủ động đối phó với sóng thần.

Việc phát hành tài liệu này nằm trong kế hoạch cảnh báo về sóng thần do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các tài liệu về sóng thần được thông tin ngắn gọn với những hình ảnh miêu tả sóng thần dễ hiểu. Những thông tin này được phân phát cho dân ven biển và đưa vào tuyên truyền phổ biến tại các trường học và các phương tiện thông tin đại chúng ở các địa phương, nhất là các địa phương ven biển.

Nội dung tuyên truyền xoay quanh 15 câu hỏi - đáp về những kiến thức sóng thần; mối liên quan giữa động đất và sóng thần; sự khác nhau giữa sóng thần và sóng thông thường; về đặc điểm của sóng thần ngoài khơi và sóng thần trong bờ; về tác hại do sóng thần gây ra; dấu hiệu có thể nhận biết sóng thần; về nguy cơ sóng thần có thể ập đến; về những điều nên làm và không nên làm khi nhận được tin cảnh báo sóng thần...

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực, việc tuyên truyền những kiến thức về sóng thần hết sức cần thiết, đặc biệt là trong tình hình Việt Nam chưa có hệ thống cảnh báo về sóng thần.

Kinh nghiệm của đợt sóng thần cuối năm 2004 ở Nam Á cho thấy nhờ có kiến thức phổ thông về sóng thần mà nhiều người đã thoát khỏi lưỡi hái của sóng thần.

Dấu hiệu của sóng thần như thế nào? Khi sóng thần sắp xảy ra, mặt nước biển thường có sự tăng giảm bất thường. Nếu thấy có dấu hiệu động đất sau đó mặt nước biển rút xuống nhanh chóng, đó có thể là dấu hiệu của sóng thần sắp ập tới.

- Một trận động đất là dấu hiệu cảnh báo tự nhiên về sóng thần. Nên nhớ rằng một trận động đất có thể gây ra sóng thần cách đó hàng nghìn cây số chỉ vài giờ sau khi cơn rung chấn xảy ra

Làm gì và không nên làm gì khi có sóng thần? Khi nhận được cảnh báo về sóng thần, hãy ngay lập tức sơ tán đến nơi đất cao, đừng cố sử dụng điện thoại hay đứng nhìn con sóng đang tới vì sóng thần di chuyển rất nhanh.

- Nếu cảm thấy hay nghe thấy về một trận động đất mạnh, đừng chờ đợi thông báo chính thức về sóng thần, hãy rủ gia đình và bạn bè cùng chạy đến vùng đất cao hơn...

Kiều Minh

Theo VietNamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video