Phóng tên lửa để kiểm tra điều kiện khí quyển

Những nhà vật lý học không gian của Đại học Clemson đã đi khắp thế giới để phóng tên lửa kiểm tra điều kiện khí quyển.

Các nhà khoa học gần đây đã phóng một loạt bốn quả tên lửa trên vùng trời Alaska để nghiên cứu sự nhiễu loạn trong tầng khí quyển bên trên. Những lần phóng này được thực hiện tại Khu vực nghiên cứu Poker Flat phía Bắc Fairbanks, nằm trong chiến dịch tên lửa của NASA.

Giáo sư vật lý và thiên văn học Gerald Lehmacher là người điều hành thí nghiệm này với sự trợ giúp của nghiên cứu sinh Shelton Simmons và Liyu Guo.

Lehmacher cho biết: “Sau sáu ngày thời tiết nhiều mây và có tuyết rơi, chúng tôi đã có được điều kiện hoàn hảo với bầu trời đêm trong, không trăng bên trên lãnh thổ Alaska. Chúng tôi cần điều kiện quan sát tốt nhất từ 3 vị trị máy quay để có thể chụp được những vệt sáng chất nổ trong tên lửa tạo ra trên tầng khí quyển bên trên”.

Lần phóng tên lửa thứ tư tại Khu vực nghiên cứu Poker Flat. (Ảnh: Craig J. Heinselman)

Tên lửa được sử dụng là loại Terrier Orions 35 phút, hai hành trình. Chúng giải phóng nhôm trimethyl tạo ra một vệt sáng dạng hơi ở độ cao 87 dặm. Những máy quay siêu nhạy dưới mặt đất theo dõi những vệt sáng đó. Từ đó Lehmacher và nhóm nghiên cứu có thể phân tích gió ở tầng khí quyển bên trên bằng cách theo dõi sự hình thành, phân tán và lan rộng của vệt sáng. 2 tên lửa có thêm lượng thuốc nổ với thiết bị đo đạc để đo mật độ electron, nhiệt độ trung bình, và những nhiễu loạn.

Nghiên cứu này là hợp tác của Celmson với Đại học bang Penn và Học viện vật lý khí quyển Leibniz tại Đức. Đại học Alaska trợ giúp nghiên cứu rađa laze mặt đất và các thiết bị quang học khác. Dự án do NASA tài trợ trong vòng 3 năm.

Tháng 1, các nhà vật lý học của Clemson đã đến Nauy để thực hiện một thí nghiệm chung với các nhà khoa học Nhật Bản để nghiên cứu gió và sự lưu thông khí quyển. Đo đạc được thực hiện với thiết bị gắn trên tên lửa S-310 của Nhật Bản được phóng từ Khu vực tên lửa Andoya phía Bắc Nauy, cùng với rađa và camara mặt đất.

Thí nghiệm có sự tham gia của Cơ quan thăm dò hàng không Nhật Bản và Khoa vật lý và thiên văn học tại Clemson. Giáo sư Miguel Larson là nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm đo đạc gió trên tên lửa được gắn thiết bị, với sự trợ giúp của 3 sinh viên đại học Lucas Hurd, Matt Jenkins, và Matt Henderson

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video