Phương pháp mới giúp phát hiện sớm bệnh thận

Bệnh thận thường nan giải vì khó phát hiện. Do đó, nhiều bệnh nhân thường nhập viện khi thận của họ đã bị tổn thương tới hơn 50%.

Tuy nhiên, hiện nay người ta có thể phát hiện sớm căn bệnh này nhờ sử dụng phương pháp thử mức tiếp nhận protein của cơ thể.

Theo bác sĩ S.C. Tiwari, Cựu Trưởng khoa thần kinh Viện nghiên cứu Y học Ấn Độ (AIIMC), cho biết mức độ tăng creatinnin trong huyết thanh không phải là “chỉ số thực” về bệnh thận.

Theo ông Tiwari, phương pháp thử mức tiếp nhận protein có thể giúp sớm phát hiện bệnh thận, góp phần đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Thông thường, nhu cầu cung cấp protein của cơ thể là 1gram/kg thể trọng, song mức hấp thụ protein tối đa có thể lên tới 3-4gram/kg thể trọng và có thể kéo dài trong 2-3 ngày. Protein làm tăng lượng máu chảy vào thận.

Bằng phương pháp đo mật độ lưu chuyển của cầu thận (glomerular filtration rate - GFR) người ta có thể biết được tình trạng hoạt động của thận. Nếu GFR tăng thêm 20% mà protein không lọt vào nước tiểu thì chứng tỏ thận hoạt động tốt.

Nếu người nào có GFR ở mức dưới 70ml/phút thì thận đã bị tổn thương khoảng 20-25%.

Do đó, nếu được phát hiện sớm thì kết quả điều trị bệnh thận sẽ rất khả quan./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video