Phương thức tìm diệt tế bào nhiễm HIV bằng kháng thể đánh dấu phóng xạ

Trong nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đã tự hỏi liệu có phương thức nào có thể loại trừ các tế bào nhiễm HIV khỏi cơ thể người bệnh. Mới đây, như kết quả công bố trên tờ Plos Medicine số ngày 6 tháng 11, các nhà khọa học từ Mỹ và Đức đã gắn một lượng phóng xạ vào các kháng thể có khả năng truy tìm tế bào nhiễm HIV để làm phá hủy diệt những tế bào này.

Các nhà khoa học có thể đã tìm ra cách mới để chiến đấu với HIV (Ảnh: sinhhocvietnam)

Theo Harris Goldstein, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Duợc Albert Einstein, phương thức mới này có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV ngay khi virus mới bắt đầu xâm nhiễm cơ thể, điều này ngăn chặn khả năng virus tạo nên một tổn thương lâu dài trong cơ thể. Cách này có thể sử dụng kết hợp với liệu pháp HART (liệu pháp sử dụng chất chống virus cực mạnh) đang thịnh hành. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể thích hợp với những người đã nhiễm virus một thời gian bằng cách kết hợp với những thuốc chữa trị mà hiện giờ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm khác. Các liệu pháp này sẽ gỡ bỏ lớp áo tàng hình của virus HIV, bắt giữ và tạo điều kiện để hệ miễn dịch có thể loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể. "Đây chưa phải là một liệu pháp chữa trị hoàn chỉnh đối với bệnh HIV. Nó chỉ vạch ra hướng nghiên cứu để định vị và loại bỏ những tế bào bị nhiễm HIV", Goldstein cho biết.

Goldstein và cộng sự đã thử nghiệm phương thức của mình trên tế bào nuôi cấy và trên chuột. Đầu tiên, họ thiết kế vũ khí của mình bằng cách gắn những chất phóng xạ lên những kháng thể có khả năng nhận ra những protein đặc biệt chỉ có mặt trên bề mặt tế bào nhiễm HIV. Trong các thí nghiệm trên tế bào nuôi cấy, kháng thể này đã tiêu diệt hầu hết các tế bào nhiễm HIV.

Các nhà nghiên cứu sau đó thử nghiệm các kháng thể phóng xạ trên những con chuột đã biến đổi di truyền. Nhóm chuột này mang những tế bào miễn dịch của người thường là mục tiêu ưu thích của HIV. Chuột bị gây nhiễm HIV và sau đó tiêm kháng thể đánh dấu phóng xạ vào chúng. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng kháng thể loại trừ tới 99% số tế bào nhiễm HIV ở chuột, tuy nhiên liều phóng xạ đã dùng để loại trừ virus triệt để hiện cao hơn mức cho phép sử dụng với người.

Hiện nay, nhóm đang cố gắng tìm một công ty sẽ tiến hành phương pháp của họ ở mức độ thử nghiệm lâm sàng. Thực ra trước đây cũng có một vài ý tưởng tương tự đã được thử nghiệm: chẳng hạn, gắn một chất độc vào kháng thể để chất độc này tiêu diệt tế bào nhiễm HIV. Kế hoạch này đã không thành công. Tuy nhiên, việc dùng kháng thể đánh dấu phóng xạ đã được sử dụng thành công để điều trị ung thư, do đó các nhà nghiên cứu hy vọng cách thức này cũng sẽ hữu hiệu với bệnh AIDS.

"Một lợi điểm của nghiên cứu này là nó đã ứng dụng thành công một liệu pháp xạ trị đối với bệnh ung thư vào trong trường hợp của những bệnh nhân nhiễm HIV. Và điều này có thể sẽ đem lại nhiều hứa hẹn" David Margolis, một chuyên gia về HIV ở trường Đại học North Carolina tại Chapel Hill, người không liên quan đến nhóm tác giả, đã phát biểu như vậy.

Vấn đề chính hiện này là liệu phương thức này có phù hợp với con người, và liệu nó có gây những tác dụng phụ. Tác dụng phụ ở đây nghĩa là chất phóng xạ sẽ vô tình tiêu diệt cả những tế bào không nhiễm HIV. Các khoa học thực hiện nghiên cứu này khẳng định rằng họ đã không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự nhiễm độc ở chuột, bằng cách đếm số lượng tiểu cầu trên máu chuột. Tuy nhiên, chỉ những thử nghiệm lâm sàng mới xác định chính xác liệu pháp này có thực sự an toàn với người hay không.

Nguyễn Ngọc Như Hiển

Theo Thuvienkhoahoc, Sinh học Việt Nam
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video