Phương tiện bay hình nòng nọc

Khí cầu hình con nòng nọc của Đức có thể chống được mọi kiểu chuyển động của các luồng không khí.


Argus One có thể chống lực kéo, đẩy, xoáy của các luồng khí. Ảnh: The Register.

Argus One, tên của khí cầu, được thiết kế bởi công ty TAO Technology tại Đức, từng bay thử vào năm 2009. Giờ đây nó sắp được đưa tới căn cứ quân sự Yuma tại bang Arizona, Mỹ để thực hiện các thử nghiệm mang tính quân sự như tiếp nhiên liệu hoặc do thám, The Register đưa tin.

Công ty TAO Technology khẳng định Argus One có thể chống chịu lực kéo, đẩy, bẻ cong và xoáy của các luồng khí. Các động cơ của khí cầu sử dụng hỗn hợp không khí có tỷ trọng tương đương không khí. Áp suất bên trong khí cầu luôn được duy trì ở mức tương đương áp suất bên ngoài.

Do hỗn hợp khí trong các động cơ có tỷ trọng tương đương không khí, sức nổi của nó không tăng khi hỗn hợp khí bị đốt. Trong các khí cầu truyền thống, mỗi khi khí bị đốt, người ta phải xả bớt khí heli - một loại khí đắt tiền - để chúng không bay vút lên cao và biến mất.

Clip: Khí cầu Argus One bay trên không

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video