"Quả bom nhiệt" nghìn độ sắp nổ ở châu Á: Để vô hiệu hóa, một ý tưởng điên rồ xuất hiện

Cũng giống như sông ngòi và đại dương, núi lửa về bản chất là một dạng địa hình tự nhiên thông thường, chúng được chia thành núi lửa đang hoạt động, núi lửa đã tắt và núi lửa không hoạt động. Bên trong chúng có chứa magma nóng nghìn độ C và các chất khác, nếu chúng phun trào sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực xung quanh.

Như chúng ta đã biết, vào ngày 15 tháng 1 năm 2022, Vương quốc Tonga ở Nam Thái Bình Dương bị một ngọn núi lửa dưới nước phun trào khủng khiếp làm cho tê liệt, liên lạc quốc gia bị gián đoạn diện rộng.


Hình ảnh núi Phú Sĩ tắm nắng Mặt Trời đầu tiên trong năm vào sáng sớm ngày 1 tháng 1 năm 2019. (Ảnh: Shunsuke Sakamaki / Japan-forward)

Thật trùng hợp, truyền thông Nhật Bản thông tin, núi lửa Phú Sĩ ở Nhật Bản cũng đang phát triển với tốc độ nhanh, hiện tại, áp suất bên trong của núi Phú Sĩ đã lên tới 1,6 MPa, như một quả bom hẹn giờ. Có khả năng bùng nổ bất cứ lúc nào.

Chưa kể, từ đầu năm 2022, số lượng các trận động đất ngày càng gia tăng ở vùng lân cận của Phú Sĩ. Đơn cử, vào ngày 3 tháng 1 năm 2022, một trận động đất với cường độ địa chấn 6,1 độ Richter đã xảy ra tại quần đảo Ogasawara, một chuỗi đảo xa xôi nằm ngoài khơi Tokyo.

Một số chuyên gia tin rằng nó có thể là dấu hiệu báo trước của một trận động đất khổng lồ ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản dọc theo Nankai Trough.

Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo rằng "Núi Phú Sĩ đã bước vào giai đoạn chờ phun lần đầu tiên sau 300 năm".

Lần phun trào cuối cùng của núi Phú Sĩ là vào kỷ nguyên Hoei năm 1707. Trên thực tế, 49 ngày trước sự kiện đó, đã có một trận động đất mạnh 8,6 độ Richter dọc theo Nankai Trough đã xảy ra. Nhiều chuyên gia tin rằng "trận động đất Hoei" và "vụ phun trào Hoei" có mối liên hệ với nhau.

Có 70-80% xác suất xảy ra một trận động đất lớn ở Nankai Trough trong vòng 30 năm tới. Nếu nó trùng với vụ phun trào của núi Phú Sĩ, nó sẽ là thảm họa thiên nhiên lớn nhất kể từ khi đất nước Nhật được thành lập.

Không khó để tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tro núi lửa từ núi Phú Sĩ băng qua Tokyo và rơi xuống bán đảo Boso trên vịnh Tokyo ở tỉnh Chiba. Sức nặng của tro núi lửa đổ xuống các mái nhà sẽ làm tan nát các ngôi nhà. Các bộ lọc không khí của các nhà máy nhiệt điện sẽ bị tắc nghẽn và ngừng hoạt động. Các mạng liên lạc như Internet cũng sẽ bị hỏng. Việc mất điện trên diện rộng sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Trong vòng 2 giờ kể từ khi phun trào, một dòng chảy nhiệt dẻo bao gồm dòng dung nham nóng và các vật chất núi lửa khác di chuyển nhanh sẽ đổ vào một số khu dân cư dưới chân núi Phú Sĩ. Nếu dung nham đến Thái Bình Dương, hệ thống tàu Shinkansen và đường cao tốc quốc gia sẽ bị gián đoạn. Cơ sở hạ tầng bị xâm phạm sẽ gây ra khủng hoảng trong chuỗi cung ứng thực phẩm...

Ý tưởng điên rồ: Hút magma ra ngoài

Núi Phú Sĩ cao 3.775 mét so với mực nước biển và có diện tích 1.200km vuông, là ngọn núi lửa trên cạn lớn nhất đang hoạt động ở châu Á. Các chuyên gia cho biết: Năng lượng tích tụ của núi Phú Sĩ là rất lớn, và nó đã sẵn sàng để phun trào.

Một khi núi Phú Sĩ phun trào, nó sẽ có tác động lớn đến châu Á và thậm chí là toàn thế giới.

Sức tàn phá của một vụ phun trào núi lửa là rất lớn, bởi vậy có người đặt câu hỏi: Ngày nay, công nghệ tiên tiến như vậy, liệu magma có thể được hút hết ra ngoài hay không? Nếu nó có thể đạt được, thì thảm họa có thể tránh được.

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu xem magma được hình thành như thế nào?


Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

Như chúng ta đã biết, xét từ ngoài vào trong, Trái đất được chia thành các lớp vỏ, lớp phủ, lõi ngoài và lõi trong.

Khoảng cách thẳng đứng từ 100-150km so với bề mặt là một "vùng chất lỏng có nhiệt độ cực cao", các chất lỏng nóng chảy này gọi là magma, có thể nóng tới 700-6.600 độ C. Magma cũng liên tục chảy, điều này gây ra chuyển động của vỏ Trái đất.

Lớp vỏ tồn tại dưới dạng các lớp đá rắn, khi hoạt động, lớp vỏ sẽ chịu tác động của lực, khi lớp vỏ không chịu được lực sẽ làm cho lớp đá bị vỡ ra, magma ở nhiệt độ cao bên trong sẽ phun ra dưới áp suất cực lớn. Nhà khoa học gọi đó là một vụ phun trào núi lửa.

Nhìn từ xa, núi Phú Sĩ trông giống như một hình nón khổng lồ có đường kính khoảng 40 - 50 km ở đáy, miệng của nó giống như một lòng chảo phía trên, là một rãnh để lại sau khi phun trào, có đường kính 488 mét và sâu khoảng 250 mét.

Năm 1707, núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đã phun trào, và đó là mức mạnh nhất từng được ghi nhận.

Theo thống kê, đã có 600 triệu mét khối vật chất núi lửa được thải ra từ vụ phun trào năm 1707. Với một khối lượng magma lớn như vậy, để khai thác/hút nó thì chúng ta phải thực hiện như thế nào?


 Để đến được vị trí của magma, người ta dự kiến ​​sẽ khoan khoảng 30.000 mét.

Trước hết, chúng ta cần một giàn khoan cực lớn, cũng được làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ cao, và sử dụng giàn khoan để khoan các lỗ trên núi lửa và đánh vào vị trí có magma. Để đến được vị trí của magma, người ta dự kiến ​​sẽ khoan khoảng 30.000 mét.

Sau đó sẽ lắp 255 máy bơm magma không ngừng mỗi ngày, với công suất bơm hơn 10.000 mét khối một giờ. Bơm liên tục trong 10 ngày thì số 600 triệu mét khối vật chất núi lửa có thể được hút vơi đi nhiều.

Cứ cho là con người có thể đào được vị trí có chứa magma đi. Và cứ cho là chúng ta lắp được hàng trăm máy bơm magma đó vào núi Phú Sĩ đi. Nhưng cuối cùng, vẫn có trở ngại rất lớn.

Đó là magma phải ở trạng thái lỏng tinh khiết và không thể làm mát. Một khi nó nguội đi, người ta ước tính rằng máy móc ngưng hoạt động vì magma khi nguội sẽ trở nên cứng như đá.

Dù hiện tại, ý tưởng này có thể bị cho là điên rồ, hoang tưởng nhưng nếu như khắc phục được trở ngại này, rất có thể trong tương lai, chúng ta có thể "vô hiệu hóa" núi lửa phun trào!

Cập nhật: 02/03/2022 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video