Quá trình hình thành virut H1N1

Ngày 28 tháng 3, một tháng trước khi những thông tin về dịch cúm lợn tràn ngập các dòng tít trên toàn thế giới, một bé gái 9 tuổi tại Imperial County, California, lên cơn sốt 104.3 độ F. Bé gái không tiêm phòng văcxin cúm năm đó, nhưng ngày hôm đó cô bé đã lấy mẫu nước nhầy từ họng bằng một miếng gạc cotton. Mẫu nước nhầy này được đưa đến Trung tâm nghiên cứu sức khỏe Naval tại San Diego, nơi các chuyên gia kiểm tra và phân loại virut trong mẫu này là “unsubtypable” influenza A – đây là một loại virut mới.

Phòng thí nghiệm chuyển mẫu nước nhầy này đến Trung tâm phòng chống bệnh dịch tại Atlanta, Georgia ngày 17 tháng 4, 4 ngày sau khi Mexico xác nhận trường hợp cúm lợn đầu tiên. Nằm trong nước nhầy của bé gái là một loại virut đang lan tràn trên toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện tại, 41 nước đã xác nhận hơn 11.000 trường hợp cúm lợn, một thực tế không nghiêm trọng như các nhà khoa học lo sợ.

CDC (Trung tâm phòng chống bệnh dịch) phát hiện rằng virut là tổng hợp của gen cúm ở người, chim và lợn – một loại flu sausage. Một số đến từ virut thường thấy ở Bắc Mỹ, có nguồn gốc từ lợn từ năm 1999. Nhưng một số tổ hợp gen chưa hề được nhận thấy ở người hoặc lợn.

Trong nhiều năm các nhà khoa học đã dự đoán về khả năng của một virut lai hình thành từ lợn. Bây giờ, bùng nổ cúm lợn lớn nhất trong lịch sử có thể là bằng chứng đầu tiên cho thấy điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong 10 năm qua, nhiều loại cúm mới đã xuất hiện ở lợn tại các trang trại và các nhà khoa học không biết rõ lý do của hiện tượng này. Tuy nhiên, họ đã dự đoán từ nhiều năm trước khi hiện tượng này bắt đầu.

Juergen Richt, nhà virut học thú ý tại Đại học bang Kansas, cho biết: “Tôi đã cảnh báo rằng có thể có virut bắt nguồn từ lợn rồi chuyển sang người và tạo ra dịch bệnh”. Richt và các đồng nghiệp đã tổng kết một loạt các nghiên cứu về virut cúm từ người và một số loài vật trong vài thập kỷ trở lại đây. Họ công bố kết quả thu được vào tháng 1 trong bài báo “The Pig as a Mixing Vessel for Influenza Viruses” được công bố trên tạp chí Journal of Molecular and Genetic Medicine.

Lợn thường dễ bị nhiễm cúm, và có thể tổng hợp những virut ở người và chim có thể vượt qua rào cản giữa các loài vật khác nhau. Dịch cúm tại châu Á từ 1957 đến 1968 do các virut pha trộn và tổng hợp. Richt cho rằng virut truyền từ chim sang người và chuyển hóa bên trong cơ thể vật chủ mới, hoặc virut truyền từ chim sang một động vật có vú, ví dụ như lợn, nơi chúng thay đổi gen và hình thành virut cúm mới. Trong nhiều năm, dịch bệnh cúm năm 1918 lây nhiễm 20 đến 40 triệu người trên toàn thế giới được cho là do lợn. Sau đó các nhà nghiên cứu thực hiện một số nghiên cứu di truyền đưa ra nghi ngờ về lý thuyết cúm lợn. Các nhà khoa học hiện tại nghi ngờ rằng chim lây nhiễm sang chúng ta, và bản thân chúng ta, lây nhiễm sang lợn.

Virut cúm lợn (Ảnh : livescience.com)

Lợn từng lây nhiễm sang người với virut pha trộn trước đây, thậm chí với sự tổng hợp cảu gen cúm từ lợn, chim và người. Nếu những bộ phận bên trong lợn là những đĩa cấy virut, nơi gen được kết hợp với nhau, thì rất có thể dịch cúm virut đã ẩn chứa ở những trang trại lợn trong nhiều thập kỷ. Richt phát biểu: “Tất cả mọi người nhìn vào cúm gia cầm ở Đông Nam Trung Quốc, và chúng tôi nói rằng, ‘Các bạn quên mất rằng nó có thể xảy ra ngay sân sau nhà các bạn’”.

Không phải tất cả virut cúm có thể lây nhiễm ở tất cả các loài vật. Ví dụ như chim không có cơ quan nhận cảm dòng cúm ở người. Hai dòng khác nhau chỉ có thể kết hợp trong một cơ thể có cơ quan nhận cảm của cả hai. Lợn chính là vật chủ thích hợp – chúng có thể bị ốm do dòng cúm ở người và chim.

Để tái sinh sản, virut cúm lẩn vào trong tế bào của vật chủ và tự sao bản thân, Gene Erickson, nhà vi sinh vật học tại Phòng thí nghiệm Bệnh dịch động vật Rollins tại Bắc Carolina. Bộ gen của virut có 8 phần, mỗi phần được sao chép và tổn hợp thành virut mới. Khi hai loại virut khác nhau cùng xâm nhập một tế bào, chúng bắt đầu tự sao chép bản thân. Trong trường hợp này, không chỉ có 8 mà là 16 phần virut trên “dây chuyền lắp ráp”, và các gen bắt đầu pha trộn trong một quá trình gọi là tái tổ hợp. Theo cách đó một loại virut mới được hình thành, giống như virut đang lây nhiễm ở người. Nếu có 3 loại virut khác nhau trong cùng một tế bào, nhiều tổ hợp khác có thể được hình thành.

Cho đến nay, cúm lợn luôn bị lờ đi. Lợn không dễ dàng lây nhiễm sang người, và khi lây nhiễm virut thường “thất bại” trong cơ thể mới và không thể lây nhiễm những người khác. Khi vào bên trong cơ thể một người, virut từ lợn thường gặp “đường cùng”. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases, cúm lợn chỉ lây nhiễm khoảng vài chục người trên thế giới kể từ khi được phát hiện năm 1930. Đến năm 2006, chỉ khoảng 50 trường hợp được báo cáo trên toàn thế giới. Cộng thêm 12 trường học mà CDC đã chi chép, con số tổng cộng là 62.

Rồi trong 10 năm trở lại đây, có điều gì đó đã thay đổi. Từ cuối những nă, 1990, virut cúm đã tái tổ hợp trong cơ thể lợn với tốc độ nhanh hơn. Lợn bắt đầu “ho” thêm những virut mới vào trong không khí.

Christopher Olsen, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học Wisconsin-Madison và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Sự thay đổi chúng ta quan sát thấy là một sự thay đổi hoàn toàn khác. Trên thực tế chúng ta thấy sự hình thành một loại virut mới qua quá trình tái tổ hợp. Loại virut này là một tổ hợp của cúm lợn, cúm chim và cúm ở người. Chúng ta vẫn chưa tìm được lý chính xác tại sao điều này lại xuất hiện”.

Với bệnh dịch đang lan tràn hiện nay, Olsen tỏ ra lo lắng: “Virut này hoàn toàn khác với những gì chúng ta nhận thấy trong quá khứ và có khả năng truyền từ người sang người”.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video